Thứ ba, 23/04/2024

Nghịch lý đơn hàng ngoại tới tấp, doanh nghiệp không dám nhận

19/01/2022 6:30 PM (GMT+7)

Chi phí container tăng gấp 5 - 7 lần, thêm thời gian vận chuyển hàng đường biển kéo dài lên đến vài tháng khiến doanh nghiệp không dám nhận đơn của các doanh nghiệp ngoại.

Có một nghịch lý đang diễn ra là đơn do các doanh nghiệp ngoại đặt hàng doanh nghiệp Việt ở thời điểm này rất nhiều nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết họ không dám nhận.

Đơn hàng tới tấp nhưng không dám nhận

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, cho biết thời điểm này các doanh nghiệp trong ngành gỗ có rất nhiều đơn hàng nhưng khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề logistics.

Theo ông Phương, đặc thù của ngành gỗ là hàng nội thất có kích cỡ lớn. Do đó, cần nhiều container mà hiện giá container lại rất cao. Chi phí cao quá, lại thiếu container trong khi khách chưa lấy hàng khiến tồn kho tăng cao, doanh nghiệp thiếu dòng tiền.

"Vì vậy, nhiều doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng trong lúc này", ông Phương cho biết.

Đơn hàng ngoại tới tấp nhưng doanh nghiệp không dám nhận, vì sao? - Ảnh 1.

Chi phí container tăng gấp 5-7 lần khiến doanh nghiệp Việt không dám nhận đơn hàng. Ảnh: Hồng Phúc.

Tương tự, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM cho biết thêm, thời điểm này các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang tất bật sản xuất hàng Tết cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Song song đó, đơn hàng các doanh nghiệp ngoại đặt rất nhiều. Dù vậy, các doanh nghiệp vẫn không thể vui vì chi phí logistics quá cao.

"Trước đây, container đi Hoa Kỳ chỉ 2.000 USD nhưng giờ là 10.000-15.000 USD. Chi phí này làm đôn giá thành khủng khiếp. Vì logistics mà nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận mất bạn hàng", bà Chi nói.

Không chỉ vậy, theo bà, đặc thù của các sản phẩm trong ngành lương thực thực phẩm có hạn sử dụng chỉ từ hơn 1 năm. Nhưng thời gian tìm container và vận chuyển tăng gấp 3 lần so với trước đây. Mỗi chuyến như vậy hiện mất khoảng 3 tháng, khiến sản phẩm rút ngắn tuổi đời nên các doanh nghiệp không dám nhận đơn.

Ông Huỳnh Văn Cường, Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics TP.HCM, xác nhận chi phí vận tải biển đã tăng hơn 10 lần trong 2 năm qua, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lao đao.

"Các doanh nghiệp thành viên của chúng tôi đã cố gắng giữ không tăng giá trong thời gian qua nhưng do chỉ chiếm một công đoạn nhỏ trong toàn bộ quá trình xuất khẩu nên chi phí tổng thể vẫn tăng", ông Cường nói.

Cần hạ chi phí logistics

Phó chủ tịch Hiệp hội Logistics TP.HCM Huỳnh Văn Cường đánh giá Việt Nam là một mắt xích trong chuỗi toàn cầu, do đó, không thể thoát khỏi việc ngành logistics ảnh hưởng nặng nề thời gian qua, nhất là gặp thêm tác động của Covid-19.

Đơn hàng ngoại tới tấp nhưng doanh nghiệp không dám nhận, vì sao? - Ảnh 2.

Lãnh đạo Hiệp hội Logistics TP.HCM cho rằng cần có cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước dẫn dắt thị trường. Ảnh: VGP.

Theo ông, Việt Nam cần tạo cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp trong nước dẫn dắt thị trường. Cụ thể, tạo cơ chế hình thành mạng lưới các doanh nghiệp logistics lớn và có cơ chế đặc biệt cho các doanh nghiệp này phát huy vai trò dẫn dắt thị trường, giảm chi phí logistics giúp ngành logistics Việt Nam phát triển, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và hàng hoá Việt Nam.

"Cần thẳng thắn nhìn nhận các công ty logistics tại Việt Nam mới chỉ cung cấp các dịch vụ phổ thông cơ bản. 65% và 73% hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện bởi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, hầu hết các gói logistics đều được chỉ định từ các gói thầu quốc tế và đương nhiên miếng bánh còn lại trong nước chỉ là một phân đoạn nhỏ trong chuỗi cung ứng", ông Cường nói.

Ông nói thêm nhìn lại cách các công ty logistics của châu Á phát triển, tuy không phải hoàn toàn nhưng phần lớn công ty sản xuất sẽ ưu tiên công ty logistics quốc gia. Như vậy, chính phủ cần khoanh vùng các công ty sản xuất được xác định là mũi nhọn của quốc gia, định hướng ưu tiên hợp tác với các công ty logistics đầu ngành Việt Nam.

Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó trưởng phòng xuất nhập khẩu của Sở Công Thương TP.HCM cho biết Sở đang xây dựng đề án phát triển logistics của TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

Chiến lược của đề án là phát triển cụm ngành logistics, chú trọng quy hoạch lại hệ thống cảng biển và cơ sở hạ tầng logistics, tăng kết nối từ vùng sản xuất đến vùng xuất khẩu, đưa TP thành trung tâm dịch vụ xuất khẩu của vùng. Đề án sẽ phần nào giải quyết các khó khăn về logistics cho doanh nghiệp.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Các hãng ôtô tung khuyến mãi kích cầu thị trường dịp lễ 30/4

Các hãng ôtô tung khuyến mãi kích cầu thị trường dịp lễ 30/4

Dịp lễ 30/4, nhiều hãng xe đã sớm tung ra các chương trình ưu đãi nhằm kích cầu thị trường ô tô trong nước.

6 kiểu tóc tránh nóng thích hợp trong mùa hè

6 kiểu tóc tránh nóng thích hợp trong mùa hè

Những kiểu tóc này vừa đơn giản, tránh nóng và còn giúp bạn trông trẻ trung, xinh tươi hơn đáng kể.

Thử nấu món ăn, thức uống từ những bộ phim đình đám

Thử nấu món ăn, thức uống từ những bộ phim đình đám

Không ít lần ta đã bắt gặp những món ăn hấp dẫn trên phim ảnh, vậy thì liệu các món ăn này sẽ như thế nào khi chế biến ngoài thực tế?

Ford triệu hồi hơn 450.000 xe

Ford triệu hồi hơn 450.000 xe

Ford, "ông lớn" ngành xe của Mỹ, đang triệu hồi hơn 450.000 xe gầm cao thể thao Bronco và bán tải cỡ nhỏ Maverick do lỗi bình ắc-quy khiến xe bị chết máy.

TTC Land tăng cường nhân sự cấp cao, chuẩn bị nguồn lực chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

TTC Land tăng cường nhân sự cấp cao, chuẩn bị nguồn lực chiến lược đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Với mục tiêu hướng đến 2025, tầm nhìn đến 2030, bên cạnh lĩnh vực chính là phát triển bất động sản dân dụng, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR) đang tăng cường nguồn lực nhiều kinh nghiệm, am hiểu thị trường nhằm ưu tiên phát triển mảng bất động sản công nghiệp và bất động sản kho vận.