Thứ sáu, 17/05/2024

Năm 2023: Nhiệt điện trở lại?

27/01/2023 7:00 PM (GMT+7)

Điều kiện thủy văn của các nhà máy thủy điện sẽ duy trì tích cực cho đến hết quý 1 năm 2023 và có thể trở nên kém thuận lợi hơn trong 6 tháng cuối năm 2023, theo NOAA. Điều này theo dự báo của SSI Reasearch, trong năm tới, tăng trưởng tiêu thụ điện sẽ chậm lại, thủy điện sẽ nhường dư địa cho nhiệt điện.

Báo cáo cập nhật ngành điện của SSI Research vừa công bố đưa ra nhận định, tăng trưởng nhu cầu điện năng thấp, dự kiến ở mức 5,4% trong năm 2023 trên cơ sở tăng trưởng GDP dự kiến vào năm 2023 trong khoảng 6,0~6,2%. 

Thủy điện sẽ nhường dư địa cho nhiệt điện?

"Điều kiện thủy điện sẽ duy trì tích cực cho đến hết quý 1 năm 2023 và có thể trở nên kém thuận lợi hơn trong 6 tháng cuối năm 2023, theo NOAA. Các điều kiện thủy điện kém thuận được dự báo có nhiều khả năng xảy ra trong năm 2023, với sản lượng tiêu thụ của các nhà máy thủy điện giảm 8% so với cùng kỳ trong năm 2023", theo SSI Research.

Cũng theo các chuyên gia của SSI Research, hiệu suất sử dụng cao hơn của các nhà máy nhiệt điện sẽ hỗ trợ giá CGM và bù đắp cho tăng trưởng nhu cầu điện thấp hơn.

Ngành điện năm 2023: Sự trở lại của nhiệt điện? - Ảnh 1.

Theo SSI Research, trong năm 2023 tăng trưởng tiêu thụ điện sẽ chậm lại, thủy điện sẽ nhường dư địa cho nhiệt điện. Ảnh: IT

"Chúng tôi dự báo giá CGM sẽ đi ngang trong năm 2023. Giá CGM bao gồm hai phần là giá CAN và giá SMP. Giá SMP có thể được thúc đẩy bởi nhu cầu điện và mức giá trần được thiết kế tăng 11% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá CAN năm 2023 được ERAV/MOIT thiết lập ở mức giảm 20% so với cùng kỳ. 

Tuy nhiên, giá CAN năm 2023 được Cục điều tiết điện lực, Bộ Công thương điều chỉnh giảm 20% và theo chúng tôi đây có thể do việc kiểm soát chi phí đầu vào sẽ được chú trọng hơn trong năm nay. 

Do đó nếu nhu cầu tiêu thụ điện kém hơn dự báo thì có rủi ro giá CGM có thể giảm, tương tự như những gì đã xảy ra trong năm 2020", chuyên gia của SSI Research, bình luận.

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia này cũng dưa ra dự báo, kết quả kinh doanh chưa khả quan của EVN trong năm 2022 sẽ là thách thức đối với các nhà máy phát điện. Hơn nữa, sản lượng hợp đồng (Qc) cho các nhà máy phát điện chưa được phân bổ. 

Ngành điện năm 2023: Sự trở lại của nhiệt điện? - Ảnh 2.

Dự báo nhu cầu điện toàn quốc năm 2023. Nguồn: SSI Research

"Qua trao đổi với một số nhà máy nhiệt điện, chúng tôi được biết Qc có thể được giao hàng tháng thay vì đầu năm. Điều này sẽ giúp EVN kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu vào hơn. Ngược lại, các nhà máy phát điện sẽ gặp khó khăn trong việc đặt mục tiêu về khối lượng, doanh thu và lợi nhuận", chuyên gia từ SSI Research, nêu.

Yếu tố hỗ trợ tăng giá bất ngờ

Theo SSI Research, trong năm 2023 sẽ có một loạt các yếu tố sẽ hỗ trợ đến nhóm cổ phiếu ngành điện.

Thứ nhất, chờ đợi Quy hoạch điện 8 được phê duyệt. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 01/2023, trong đó đặt ra kế hoạch hoạt động kinh tế xã hội năm 2023, song dường như vẫn chưa đưa ra mốc thời gian phê duyệt cụ thể do Quy hoạch điện 8. Do đó, thời hạn phê duyệt Quy hoạch điện 8 vẫn chưa rõ ràng. 

Nếu được thông qua, kế hoạch này có thể là chất xúc tác cho mảng xây dựng lưới điện của PC1.

Thứ hai, một cuộc suy thoái nhẹ sẽ là yếu tố tích cực đối với nhu cầu tiêu thụ điện và giá CGM.

Thứ ba, căng thẳng dịu đi hoặc thỏa thuận đình chiến giữa Nga và Ukraine có thể khiến giá dầu khí giảm và gián tiếp làm giảm nhu cầu/giá than.

Ngành điện năm 2023: Sự trở lại của nhiệt điện? - Ảnh 3.

Nhiều khả năng sẽ xảy ra El Nino từ 6 tháng cuối năm 2023 theo dự đoán của NOAA

Tuy nhiên, SSI Research cũng đưa ra hàng loạt rủi ro giảm giá với nhóm cổ phiếu ngành điện.

Thứ nhất, đồng USD tăng giá bất ngờ có thể đặt ra thách thức cho các nhà máy điện đang vay nợ và EVN. Do đó, kết quả hoạt động của EVN sẽ tác động gián tiếp đến các nhà máy phát điện thông qua các khoản phải thu và khó xác định thời gian trong việc hoàn trả các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện.

Thứ hai, suy thoái nghiêm trọng hơn dự kiến có thể tác động tiêu cực đến nhu cầu điện. Nếu điều kiện thủy điện thuận lợi ngoài dự báo, giá CGM có thể thấp hơn dự kiến. 

"Tính đến hết 2022, trạng thái La Nina đã diến ra trong khoảng 30 tháng và điều này tương đương với các đợt diễn ra trong quá khứ trong giai đoạn 1950-2019. Tuy nhiên không loại trừ khả năng thủy văn và trạng thái La Nina có thể tiếp tục diễn ra thuận lợi và kéo dài 42 tháng như đợt tháng 7/1998-12/2001", chuyên gia của SSI Research, nêu.

Thứ ba, các rủi ro đối với các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) hiện tại do sự cạnh tranh từ các dự án NLTT mới sắp tới với giá bán thấp hơn. Nếu nhu cầu tiêu thụ điện trên toàn quốc yếu hơn, EVN sẽ giảm sản lượng huy động các nguồn năng lượng có chi phí cao (tức là các dự án năng lượng tái tạo cũ có giá bán cao).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.