Thứ sáu, 29/03/2024

Ngân sách chưa rơi vào tình trạng căng thẳng

23/09/2021 7:00 AM (GMT+7)

Chuyên gia kinh tế ADB, cho biết áp lực lên ngân sách vào tháng 8 bắt đầu tăng mạnh và có thể tiếp tục tăng trong tháng 9 do tác động của dịch bệnh. Nhưng nhìn tổng thể, ngân sách chưa rơi vào tình trạng căng thẳng.

ADB nói về ngân sách dự phòng của Việt Nam đã "cạn"

Mới đây Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, khoản dự phòng ngân sách năm 2021 đã sử dụng hết cho công tác phòng chống dịch. Đây là khoản dự phòng thường chiếm từ 2-4% tổng dự toán ngân sách.

Ông Andrew Jeffries, Giám đốc ADB Việt Nam cho rằng, thông tin này từ Bộ Tài chính khiến nhiều người cho rằng đó là một cảnh báo đối với ngân sách của Việt Nam, nhưng thực tế lại không có nhiều tác động trong ngắn hạn.

Ông Andrew Jeffries cho rằng, toàn bộ ngân sách của Chính phủ Việt Nam không bị hạn hẹp hay đã hết. Hiện chỉ có nguồn ngân sách dự phòng, là khoản ngân sách dành để chi cho công tác bất ngờ đã hết. Khi nguồn ngân sách này "cạn kiệt" không có nghĩa là toàn bộ ngân sách của Chính phủ bị ảnh hưởng đối với hoạt động chi cho năm nay.

"Tôi nghĩ rằng, trong ngắn hạn sẽ không có khủng hoảng thanh khoản đối với Việt Nam. Ngân sách dự phòng hết Chính phủ hoàn toàn có thể tái phân bổ từ trong các dòng ngân sách hiện hữu khác của Chính phủ Việt Nam để có thể thực hiện cho các mục tiêu cần thiết trước mắt", ông Andrew Jeffries nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo vị này, Chính phủ Việt Nam vẫn phải huy động thêm các nguồn lực khác để đảm bảo vốn cho nền kinh tế. Hiện nay, nợ công/GDP của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp – đó sẽ là một vị thế mạnh mẽ giúp Việt Nam huy động thêm nguồn vay.

Chính phủ Việt Nam cũng có thể thực hiện cấp kinh phí một cách thành công cho các hoạt động khác thông qua việc phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ trong thị trường Việt Nam mà không nhất thiết phải vay ngoại tệ mạnh.

ADB nói gì về việc ngân sách dự phòng của Việt Nam đã “cạn” - Ảnh 2.

Ngân sách của Việt Nam hiện đang thặng dư khoảng 1,3% GDP trong 8 tháng đầu năm.

Dẫn chứng thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Cường – chuyên gia kinh tế trưởng ADB cho biết: trong 8 tháng đầu năm nay thu ngân sách của Việt Nam vẫn đạt khá, bằng 74,8% dự toán, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi đó chi ngân sách giảm so với cùng kỳ.

Do đó, ngân sách của Việt Nam hiện đang thặng dư khoảng 1,3% GDP trong 8 tháng đầu năm. "Đứng về mặt tổng thể ngân sách vẫn thặng dư cho dù nguồn ngân sách dự phòng đã hết. Tất nhiên áp lực lên ngân sách vào tháng 8 bắt đầu tăng mạnh và có thể tiếp tục tăng trong tháng 9 do tác động của dịch bệnh. Nhưng nhìn tổng thể, ngân sách chưa rơi vào tình trạng căng thẳng", ông Cường nói.

GDP Việt Nam dự kiến tăng 3,8% trong năm nay

Dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2021, các chuyên gia ADB cho biết, kinh tế Việt Nam chậm lại do dịch Covid-19 kéo dài, song ADB vẫn lạc quan về triển vọng trung và dài hạn của kinh tế Việt Nam.

Theo dự kiến của ADB, GDP Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay, giảm so với mức dự báo 6,7% đã được tổ chức này đưa ra trước đó.

"Đại dịch Covid-19 và các đợt phong tỏa kéo dài đã làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư, hạn chế triển vọng tăng trưởng của Việt Nam", ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định.

ADB nói gì về việc ngân sách dự phòng của Việt Nam đã “cạn” - Ảnh 3.

GDP Việt Nam dự kiến đạt 3,8% trong năm nay. (Ảnh: LT)

Trong đó, tăng trưởng nông nghiệp dự kiến ở mức 2,7% vào năm 2021, bằng với mức năm 2020; Tăng trưởng công nghiệp dự báo sẽ giảm xuống 5,0% vào năm 2021 so với mức trước đại dịch là 8,9% vào năm 2019; Tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ cũng giảm từ mức 7,3% của năm 2019 xuống mức dự báo là 3,3% trong năm nay.

Tuy nhiên, với giả định rằng đến cuối năm 2021, đại dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát và đến quý 2 năm 2022 tỷ lệ tiêm phòng đủ 2 liều vắc-xin chiếm 70% dân số, dự báo tăng trưởng cho năm sau (2022) sẽ phục hồi và đạt mức tăng trưởng khoảng 6,5%.

ADB nói gì về việc ngân sách dự phòng của Việt Nam đã “cạn” - Ảnh 4.

ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 và 2022.

Cùng với đó, tỷ lệ lạm phát cũng được điều chỉnh giảm xuống mức 2,8% cho năm 2021, do sức cầu trong nước giảm đã đẩy tỷ lệ này xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016. Tỷ lệ lạm phát được dự báo ở mức 3,5% vào năm 2022 khi tăng trưởng tăng tốc.

Lý do ADB lạc quan vào tăng trưởng dài hạn của Việt Nam, bởi kinh tế sẽ được hỗ trợ từ sự phục hồi của cầu nội địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại, và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc loại bỏ các rào cản hành chính đối với doanh nghiệp và người dân, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đại dịch và hỗ trợ sự phục hồi bền vững của nền kinh tế trong năm nay và năm tới.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thêm ngân hàng nước ngoài nhảy vào thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam

Thêm ngân hàng nước ngoài nhảy vào thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam

Thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam vừa có thêm một "tay chơi" mới, là một ngân hàng nước ngoài, sau khi ngân hàng SCB từ Thái Lan mua lại 100% công ty Home Credit Việt Nam vào cuối tháng 2 vừa qua.

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

Tạm đóng cửa phiên sáng nay (29/3), cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HoSE: LPB) tăng gần 3%, lên 17.400 đồng/CP, trong khi đó, các mã cổ phiếu ngân hàng khác đều "rực lửa" như VCB, BID, CTG, MBB, TCB...

Hệ thống giao dịch của VNDirect dự kiến hoạt động trở lại vào 1/4?

Hệ thống giao dịch của VNDirect dự kiến hoạt động trở lại vào 1/4?

Sáng nay (29/3), VNDirect thông báo đã thực hiện thông luồng giao dịch thành công trên môi trường giả lập vào 21 giờ ngày hôm qua 28/3.

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc. Tỉnh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ở mức tốt nhất có thể trong sản xuất kinh doanh.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay ký quỹ của HSC đạt hơn 12.135 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. MSVN cho biết sự vận hành của hệ thống KRX kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng thanh khoản giao dịch và tăng giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, sẽ giúp cho mảng môi giới và ký quỹ của HSC được cải thiện.

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.