Chủ nhật, 19/05/2024

Ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất

23/05/2022 2:55 PM (GMT+7)

Thay vì chỉ tăng lãi suất các kỳ gửi dài hạn như những đợt trước, hiện nhiều nhà băng gần như điều chỉnh tăng lãi suất ở tất cả kỳ hạn…

Ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất - Ảnh 1.

Các ngân hàng đang vào cuộc đua tăng lãi suất huy động để hút dòng tiền nhàn rỗi từ thị trường. Ảnh: STB

Cuộc đua lãi suất đang nóng dần lên khi từ đầu tháng 5 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất huy động trong bối cảnh tín dụng tăng mạnh và dòng tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng chưa như kỳ vọng.

Đua nhau tăng lãi suất để "hút" dòng tiền

Nhiều ngân hàng tiếp tục tăng mạnh lãi suất tiết kiệm sau khi đã có đợt điều chỉnh đầu tháng 5. Chẳng hạn, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) - trong biểu lãi suất mới vừa công bố, nhà băng này điều chỉnh lãi suất ở cả hình thức gửi tại quầy và gửi online từ ngày 14/5/222. Nhà băng này đã tăng thêm khoảng 0,1-0,3 điểm phần trăm so với trước.

Cụ thể, lãi suất cao nhất tại SCB là 7,55%/năm, áp dụng cho kỳ hạn từ 18 tháng trở lên khi gửi online và không yêu cầu số tiền gửi lớn, tăng 0,2 điểm % so với trước.

Đối với hình thức gửi tại quầy, lãi suất cao nhất là 7,3%/năm tại kỳ hạn 12 tháng trở lên, tăng 0,3 điểm % so với biểu lãi suất cũ. Ở các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng, 11 tháng, lãi suất cũng tăng thêm khoảng 0,1 điểm %. Lãi suất các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng vẫn duy trì ở mức tối đa cho phép là 4%/năm.

Tương tự, tại Ngân hàng ABBank, khi gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch, đối với kỳ hạn 6, 9, 12 tháng, nhà băng này tăng lãi suất tiết kiệm thêm 0,4 - 0,5%/năm. Tính tới tháng 5/2022, lãi suất tiết kiệm của ABBank kỳ hạn 6 - 9 tháng dao động từ 5,45% đến 5,7%/tuỳ từng kỳ hạn; thậm chí, ở kỳ hạn 48 - 60 tháng, lãi suất lên tới 6,4%.

Nếu gửi tiết kiệm online, lãi suất tiết kiệm cũng tăng, cao nhất lên tới 0,7%. Hiện, tháng 5/2022, lãi suất tiết kiệm online cao nhất của ABBank là 6,4%, ở kỳ hạn 48-60 tháng.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng vừa tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng từ 3,6%/năm lên 4%/năm. Lãi suất các kỳ hạn khác cũng được nhà băng này điều chỉnh tăng đáng kể.

SHB cũng áp dụng chương trình cộng 1,1 điểm % lãi suất với khách hàng gửi tiết kiệm. Với biểu lãi suất tiền gửi cao nhất 6,7%/năm kỳ hạn trên 36 tháng, khi gửi online, khách hàng có thể nhận mức lãi suất tối đa lên tới 7,8%/năm.

Một loạt ngân hàng khác cũng đang lao vào cuộc đua tăng lãi suất huy động. Chẳng hạn, CBBank tăng 0,15-0,4 điểm %/năm cho lãi suất các kỳ hạn thông dụng. NamABank nâng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng thêm 0,2%/năm, lên 6,4%/năm. ACB cũng tăng lãi suất huy động gửi online tăng 0,5% ở các kỳ hạn ngắn.

Ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất - Ảnh 2.

Mức tăng lãi suất cho vay theo dự báo sẽ không quá lớn trong năm nay để giúp các DN phục hồi...

MBBank tăng lãi suất từ 0,15-0,24 điểm % tại một số kỳ hạn chủ chốt. Techcombank cũng tiến hành tăng 0,1-0,3%/năm cho lãi suất các kỳ 1, 3, 6 và 12 tháng với hình thức gửi online…

Lãi suất huy động liên tục nhích lên thời gian qua cũng kéo theo đà tăng trưởng của tiền gửi. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 4/2022, tiền gửi dân cư tiếp tục duy trì đà tăng với 5,46 triệu tỷ đồng, tăng hơn 159.000 tỷ đồng so với cuối năm 2021. 

Tương tự, tiền gửi của tổ chức doanh nghiệp cũng tăng cao gần 60.000 tỷ đồng, lên mức 5,63 triệu tỷ đồng.

"Việc tăng trưởng tiền gửi không chỉ đảm bảo khả năng cung ứng vốn của ngành ngân hàng cho nền kinh tế, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, việc tăng trưởng này không chỉ phản ánh niềm tin của người dân, doanh nghiệp với ngân hàng, mà còn phản ánh các tiện ích của dịch vụ ngân hàng ngày càng tốt hơn, thu hút dòng tiền vào hệ thống", ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, đánh giá.

Lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới

Với dự báo áp lực lạm phát tiếp tục hiện hữu trong các tháng tiếp theo, cộng với nhu cầu tăng trưởng tín dụng cao hơn trong giai đoạn phục hồi kinh tế, lãi suất huy động được dự báo còn có thể tiếp tục tăng.

"Với những áp lực từ lạm phát, nhu cầu tín dụng tăng cao trong quá trình phục hồi nền kinh tế, lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong thời gian tới. Dù vậy, mức tăng của lãi suất sẽ chưa quá lớn trong năm nay để có thể hỗ trợ cho nền kinh tế hồi phục", báo cáo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), nhận định.

Đồng quan điểm, Báo cáo cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 4/2022 của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa công bố cũng đưa ra nhận định, lãi suất huy động có thể chịu áp lực tăng 1 - 1,5 điểm % trong cả năm 2022.

"Lãi suất cho vay sẽ ghi nhận áp lực tăng nhưng sẽ có độ trễ so với thời điểm tăng của lãi suất huy động. Đồng thời, sẽ có sự phân hoá giữa mức tăng và thời điểm tăng giữa các ngành nghề" – chuyên gia phân tích của VCBS, dự báo.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.