Thứ bảy, 11/05/2024

Ngân hàng trung ương Anh kêu gọi toàn cầu siết chặt quản lý tiền số

26/03/2022 6:00 AM (GMT+7)

Ngày 24/3, Ngân hàng trung ương Anh hối thúc các cơ quan quản lý trên toàn cầu tăng cường giám sát lĩnh vực tiền số nhằm ngăn nguy cơ gây bất ổn tài chính.


Ngân hàng trung ương Anh kêu gọi toàn cầu siết chặt quản lý tiền số - Ảnh 1.

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tại thủ đô London. Ảnh: AFP/ TTXVN

Đây là kết luận của Ủy ban chính sách tài chính (FPC) thuộc BoE trong một báo cáo quan trọng về lĩnh vực dễ biến động này.

Theo báo cáo, giá trị các loại tiền số tăng gấp 10 lần trong thời gian từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021 và chiếm 0,4% các tài sản tài chính toàn cầu. Hiện thị trường tiền số đạt giá trị 1.700 tỷ USD.

Cơ quan giám sát trên nhận định những nguy cơ bất ổn tài chính sẽ gia tăng khi các loại tiền số trở nên gắn kết hơn với các thị trường và thể chế tài chính có hệ thống.

Dù lĩnh vực tiền số phát triển nhanh chóng, FPC tin rằng tài sản điện tử và các nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) hiện gây ra ít rủi ro trực tiếp đối với sự ổn định của hệ thống tài chính Anh.

FPC cho biết những rủi ro mang tính hệ thống do thị trường tiền số gây ra khác so với những nguy cơ mà các nhà đầu tư bán lẻ từng gặp phải.

Cơ quan quản lý tài chính (FCA), phụ trách giám sát các thị trường của Anh, cũng ngày càng lo ngại về lĩnh vực tiền số trong hoạt động kinh doanh bán lẻ. Theo kết quả cuộc thăm dò do chính phủ tổ chức hồi tháng 1 năm nay, 9% những người sống tại Anh sở hữu tiền số, gần gấp đôi so với tỷ lệ cách đây 1 năm.

Giới chức và chuyên gia quan ngại tác động của tiền số khi lĩnh vực này phát triển nở rộ và được chấp nhận. Trong báo cáo, FPC tuyên bố sẽ khuyến khích các cơ quan quản lý trong và ngoài nước phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong nỗ lực giảm nhẹ các rủi ro từ các thị trường tiền số.

FPC đề xuất các tài sản điện tử có chức năng tương tự như các công cụ tài chính truyền thống nên cũng cần được áp dụng các tiêu chuẩn tương đương.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).