Thứ tư, 01/05/2024

Ngân hàng sẽ bơm khoảng 2 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế trong năm 2024

05/01/2024 7:47 AM (GMT+7)

Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15%, tương đương khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế.

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, hiện lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng đã giảm khoảng hơn 2%/năm so với cuối năm 2022. Đến thời điểm này, mức lãi suất cho vay đã xuống rất thấp, kể cả lĩnh vực không phải đối tượng ưu tiên. Nhiều ý kiến đánh giá, lãi suất đã giảm tương đương mức 20 năm về trước.

Năm 2024, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15%, ước tính khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế. Con số này có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. 

Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, và các nhà băng được tạo điều kiện thuận lợi để cung ứng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tổng cầu.

Ngân hàng sẽ bơm khoảng 2 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế trong năm 2024 - Ảnh 1.

Năm 2024, sẽ có 2 triệu tỷ đồng được ngân hàng bơm ra nền kinh tế. Ảnh: TP

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nhận định nền kinh tế nói chung và hoạt động ngành ngân hàng đã trải qua một năm 2023 đầy khó khăn. Các động lực tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng trong nước đều gặp thách thức, do cầu thế giới thấp; doanh nghiệp chật vật thiếu đơn hàng, thị trường sụt giảm.

Tăng trưởng tín dụng đến hết năm chỉ đạt 13,5%, thấp hơn mục tiêu đặt ra đầu năm ở mức 14-15%. Dù vậy, theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, đây vẫn là con số rất tích cự, từ sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng và nỗ lực của cả ngành ngân hàng, nhất là giai đoạn cuối năm.

Với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đạt 13,5%, tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế trong năm 2023 đạt gần 13,6 triệu tỷ đồng, theo đó ước tính 1,3 triệu tỷ đồng đã được bơm ra nền kinh tế.

Hiện các ngân hàng vẫn tiếp tục đưa lãi suất về mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế. Thậm chí có ngân hàng còn thực hiện cho vay với lãi suất 0% (áp dụng trong 1 tháng), để hỗ trợ khách hàng.

Ngân hàng sẽ bơm khoảng 2 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế trong năm 2024 - Ảnh 2.

Dòng vốn trong năm 2024 vẫn tiếp tục hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng. Ảnh: VGP

Khác với mọi năm, đầu năm 2024, Ngân hàng Nhà nước đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% cho các ngân hàng, thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra những cơ sở để tính toán giao chỉ tiêu cho các nhà băng. Thứ nhất là dư nợ tín dụng tối đa đến 31/12/2024 bằng dư nợ tín dụng ngày 31/12/2023, cộng điểm xếp hạng năm 2022 nhân 3,5%, nhân dư nợ tín dụng ngày 31/12/2023, trừ đi dư nợ tín dụng vượt chỉ tiêu tăng trưởng năm 2023 (nếu có); trừ các khoản bán dư nợ tín dụng thực hiện bán trong năm 2024, và chưa thu tiền đến thời điểm tính dư nợ tín dụng (nếu có).

Thứ 2 là các ngân hàng (trừ ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh) kiểm soát tăng trưởng tín dụng không vượt quá mức dư nợ tín dụng quy định trong suốt năm 2024.

Riêng ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh kiểm soát tăng trưởng tín dụng (bao gồm cả yếu tố điều chỉnh tỷ giá) đến cuối năm 2024 không vượt quá mức dư nợ tín dụng quy định.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Vì sao ngân hàng Republic First Bank phá sản?

Nước Mỹ vừa ghi nhận ngân hàng đầu tiên bị phá sản trong năm 2024. Lý do là Republic First Bank đã phải chịu nhiều sức ép vì chi phí cao và biên lợi nhuận giảm.

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lượng khách qua đường hàng không dịp cao điểm lễ sụt giảm

Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khai thác trung bình mỗi ngày khoảng 720 chuyến bay, thấp hơn các dịp cao điểm trước đó

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Giọt nước mát giữa mùa nắng hạn

Nằm trong chương trình vận chuyển nước sạch đến với người dân vùng nắng hạn, hôm nay (29/4), những chuyến xe mang tên " Cùng TTC – Mát lòng mùa nắng hạn" đã có mặt tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để chuyển nước sạch đến bà con nơi đây.

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

Nguồn nước nghĩa tình, giúp bà con mát lòng mùa nắng hạn

“Cùng TTC – mát lòng mùa nắng hạn” là hoạt động nằm trong chương trình mang nước sạch đến với bà con vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những ngày nắng hạn do Tập đoàn TTC phát động.

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Ngân hàng nào dồn 1/3 vốn cho vay vào bất động sản?

Tổng dư nợ cho vay bất động sản tại VPBank hiện nay khoảng 90.000 tỷ đồng, chiếm 34-35% tổng số dư nợ của nhà băng này, lãnh đạo VPBank cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024 của ngân hàng vào hôm nay 29/4.