Chủ nhật, 19/05/2024

Ngân hàng rót gần 1 triệu tỷ đồng tín dụng vào ĐBSCL

15/12/2022 7:37 AM (GMT+7)

Đó là số liệu được Ngân hàng Nhà nước nêu ra trong hội nghị "Giải pháp tín dụng thúc đẩy thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vùng ĐBSCL".

Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, cho biết kết quả hoạt động ngân hàng tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tính đến hết tháng 11 ghi nhận các chỉ tiêu tích cực.

Ngân hàng rót gần 1 triệu tỷ đồng tín dụng vào ĐBSCL - Ảnh 1.

ảnh minh họa


Cụ thể, tổng lượng huy động vốn ở khu vực này đạt 718.905 tỷ đồng, tăng 8,68% trong 11 tháng đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng đạt 955.451 tỷ đồng, tăng 13,53% so với cuối năm 2021.

Trong đó, tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn luôn được các tổ chức tín dụng quan tâm đầu tư, với dư nợ đạt gần 540.000 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cuối năm 2021.

Một số mặt hàng nông sản có mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng như ngành thủy sản đạt 112.455 tỷ đồng (chủ yếu cho vay ở nhóm cá tra và tôm), tăng 16% và chiếm gần 54% dư nợ thủy sản toàn quốc.

Dư nợ ngành lúa gạo đạt 89.388 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cuối năm 2021 và chiếm gần 55% dư nợ lúa gạo toàn quốc. Dư nợ ngành rau quả đạt 19.441 tỷ đồng và chiếm khoảng 21% dư nợ rau quả toàn quốc.

Tỷ đồngTÍN DỤNG MỘT SỐ NGÀNH HÀNG CHỦ LỰC ĐBSCLDư nợThủy sảnLúa gạoRau quả025k50k75k100k125k

Chủ tịch Agribank Phạm Đức Ấn thông tin đã đầu tư tín dụng cho khu vực ĐBSCL đến nay hơn 217.000 tỷ đồng (tập trung đến 83% dư nợ cho nông nghiệp nông thôn), tăng 10,5% so với năm 2021 và chiếm 15% tổng dư nợ của ngân hàng.

Phó Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Việt Cường cho biết ngân hàng cam kết cung ứng đủ vốn tín dụng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, người dân trên địa bàn ĐBSCL cũng như trên cả nước.

Dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại Vietcombank đến nay đạt gần 160.000 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 1/4 số dư nợ trên dành cho khu vực ĐBSCL, tăng trưởng 17% so với thời điểm đầu năm.

Đại diện VietinBank cam kết dành hạn mức giải ngân thêm 5.000 tỷ đồng từ nay đến Tết nguyên đán và giảm lãi suất 20% so với lãi suất cho vay đối với nhu cầu thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực ĐBSCL.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng yêu cầu các TCTD tiếp tục tập trung nguồn vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp nông thôn, phân bổ tín dụng hợp lý cho khu vực trọng điểm như ĐBSCL.

NHNN chi nhánh các tỉnh cần nắm sát hoạt động cho vay, đặc biệt là chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó có ngành thủy sản, lúa gạo, rau quả,…

Theo dõi sát tình hình thu mua, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực trên địa bàn, đảm bảo hoạt động ngân hàng đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng phục vụ thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tại địa phương, không để xảy ra tình trạng ùn ứ nông sản do thiếu vốn ngân hàng.

Đồng thời, làm việc thường xuyên với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn, thiết lập đường dây nóng để nắm bắt, chủ động xử lý các kiến nghị đối với hoạt động ngân hàng...

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.