Thứ sáu, 17/05/2024

Muốn xuất tôm hùm bông sang Trung Quốc, Việt Nam phải chứng minh quá trình nuôi

15/11/2023 6:07 PM (GMT+7)

Tôm hùm bông muốn xuất sang Trung Quốc phải có minh chứng quá trình nuôi rõ ràng; không sử dụng nguồn giống khai thác từ tự nhiên. Khi xuất khẩu phải xin cấp phép từ Cục Ngư nghiệp Trung Quốc.

Bắt buộc không được là tôm hùm bông đánh bắt trực tiếp từ biển, theo quy định của Trung Quốc.

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có báo cáo gửi Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam về kết quả làm việc với Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đối với xuất khẩu tôm hùm bông.

Muốn xuất tôm hùm bông sang Trung Quốc, Việt Nam phải chứng minh là nuôi  - Ảnh 1.

Tôm hùm bông nuôi của Việt Nam. Ảnh tư liệu.

TRUNG QUỐC GIẢI THÍCH VIỆC TÔM HÙM BÔNG “BỊ CHẶN” Ở CỬA KHẦU

Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, nhằm xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu tôm hùm bông sang thị trường Trung Quốc, ngay từ tháng 9/2023, Cục đã có công văn gửi sang phía các cơ quan chức năng của Trung Quốc.

Đến ngày 10/11/2023, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc đã liên hệ tổ chức cuộc làm việc trực tuyến giữa Tổng cục Hải quan Trung Quốc (Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật; Hải quan các địa phương nhập khẩu tôm hùm bông từ Việt Nam: Thâm Quyến, Quảng Châu, Nam Ninh) với phía Việt Nam (Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Cục Thủy sản, Thương vụ) để trao đổi về tình hình xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc.

Tại buổi làm việc, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã ghi nhận sự hợp tác của Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật trong việc thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sống của Việt Nam sang Trung Quốc trong thời gian vừa qua. Đến nay phía bạn đã phê duyệt cho 46 cơ sở bao gói tôm hùm xuất khẩu sang Trung Quốc).

Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường đã nêu về tình hình xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc bị ách tắc không rõ nguyên nhân từ tháng 8/2023 trở lại đây. Cục đã có các văn bản gửi Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật đề nghị trao đổi thông tin và các chính sách mới (nếu có) của phía Trung Quốc nhưng chưa nhận được trả lời.

Đại diện Cục Thủy sản cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động nuôi tôm hùm tại Việt Nam (bao gồm: đối tượng nuôi, hình thức nuôi, sản lượng nuôi, nguồn gốc con giống...) theo đề nghị của phía bạn.

"Tháng 5/2023, phía Trung Quốc đã sửa đổi Luật Bảo vệ động vật hoang dã, trong đó quy định cấm đánh bắt, sử dụng, kinh doanh, buôn bán đối với tôm hùm bông và các loài trong Danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ nêu trên".

Muốn xuất tôm hùm bông sang Trung Quốc, Việt Nam phải chứng minh là nuôi  - Ảnh 2.

Nuôi tôm hùm bông tại tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: báo Khánh Hòa.

Tại buổi làm việc, Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc, đã thông báo về quy định của Trung Quốc về tôm hùm bông. Theo đó, năm 2021, Trung Quốc đã sửa đổi Danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần được bảo vệ, trong đó tôm hùm bông được đưa vào Danh mục loài cần được bảo vệ cấp độ 2 (có hiệu 2 lực từ ngày 1/2/2021). Tháng 5/2023, phía Trung Quốc đã sửa đổi Luật Bảo vệ động vật hoang dã, trong đó quy định cấm đánh bắt, sử dụng, kinh doanh, buôn bán đối với tôm hùm bông và các loài trong Danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp cần bảo vệ nêu trên.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo (nội bộ) quy định mới về nhập khẩu tôm hùm bông tới Cơ quan Hải quan địa phương về quy định này để thực hiện.

Cách xác định tôm hùm bông nuôi dựa trên các căn cứ như: Không được đánh bắt trực tiếp từ biển và phải có minh chứng quá trình nuôi rõ ràng; không sử dụng nguồn giống khai thác từ tự nhiên (con giống phải là thế hệ F2 – tức là con giống sinh sản nhân tạo qua ít nhất 2 đời từ con tôm ông bà đánh bắt ngoài tự nhiên).

Các doanh nghiệp, đơn vị muốn xuất, nhập khẩu tôm hùm bông vào Trung Quốc phải xin cấp phép về Bảo vệ động vật hoang dã từ Cục Ngư nghiệp, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Thủ tục thông quan lô hàng và kiểm tra an toàn thực phẩm: Không thay đổi so với trước đây.

Yêu cầu đối với cơ sở bao gói, cơ sở nuôi tôm hùm bông xuất khẩu: Phải thực hiện đăng ký danh sách kèm theo thông tin cụ thể về cơ sở nuôi tôm hùm.

Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật thông báo sẽ gửi cho phía Việt Nam biểu mẫu đăng ký mới (thông qua Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc) để tiến hành rà soát, thực hiện đăng ký đối với các cơ sở bao gói, cơ sở nuôi tôm hùm bông xuất khẩu sang Trung Quốc.

Sau khi nhận được danh sách đăng ký của phía Việt Nam, phía Trung Quốc sẽ tổ chức kiểm tra trực tuyến và/hoặc trực tiếp đối với cơ sở nuôi và công bố trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về Danh sách các cơ sở bao gói xuất khẩu, cơ sở nuôi của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc.

“Bộ Nông nghiệp Trung Quốc là cơ quan xây dựng quy định và quản lý đối với tôm hùm bông khai thác tự nhiên, vì vậy đề nghị phía Việt Nam liên hệ với cơ quan này để lấy các thông tin cụ thể liên quan nếu cần”, Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật của Hải quan Trung Quốc khuyến cáo.

Theo VNEconomy

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng, không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là một số yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.