Thứ tư, 22/05/2024

Mức nới room tín dụng nếu có sẽ không quá cao!

08/08/2022 1:29 PM (GMT+7)

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn đang phát tín hiệu khá thận trọng trong hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm nay và việc nới hạn mức sẽ diễn ra chọn lọc giữa các ngân hàng, và mức độ nới hạn nếu có sẽ không quá cao…

Mức nới room tín dụng nếu có sẽ không quá cao! - Ảnh 1.

Mức nới room tín dụng nửa cuối năm 2022 nếu có sẽ không quá cao... Ảnh: SCB

Trong báo cáo chiến lược thị trường vừa công bố, Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), cho rằng chính sách tiền tệ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành thận trọng nhưng cũng có nhiều sự linh hoạt, sẽ là một điểm cộng lớn trong việc ổn định vĩ mô, bên cạnh chính sách tài khóa mở rộng thông qua gói hỗ trợ kinh tế.     

Cụ thể, theo SSI Research, lạm phát trong tháng 7 cho thấy sự bật lên của giá lương thực, thực phẩm (tăng 3% so với cùng kỳ) phản ánh tác động gián tiếp từ giá nhiên liệu tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm. Ngược lại, giá xăng dầu điều chỉnh trong tháng 7 đã hỗ trợ lớn tới chỉ số CPI.

Nhờ vậy, lạm phát bình quân 7 tháng được kiểm soát chặt chẽ ở mức 2,5% - thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu 4% của Chính phủ. 

Theo SSI Research, càng về cuối năm, áp lực lạm phát sẽ ngày càng rõ ràng hơn, và trên thực tế NHNN cũng đã có những động thái điều chỉnh nhằm cân bằng giữa áp lực lạm phát, ổn định tỷ giá và mặt bằng lãi suất.

Mức nới room tín dụng nếu có sẽ không quá cao! - Ảnh 2.

Diễn biến các tỷ giá điều hành của NHNN. Nguồn: SSI

Cụ thể, sau khi liên tục hút ròng thông qua phát hành tín phiếu cũng như nới rộng kỳ hạn kênh phát hành này, trong 2 tuần cuối tháng 7, thanh khoản trên hệ thống gặp nhiều áp lực và đẩy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng có thời điểm tăng vượt 5%. Điều này là sự kết hợp của nhiều yếu tố, một phần đến từ việc thực hiện các hợp đồng bán USD, một phần từ việc hút tiền qua kênh tín phiếu và có thể mang tính mùa vụ khi đây thường là thời điểm nộp thuế về Kho bạc Nhà nước.

Gần như ngay lập tức, NHNN bơm ròng một lượng lớn tiền thông qua hoạt động thị trường mở và đồng thời cũng linh hoạt thay đổi phương thức đấu thầu trên kênh này, chuyển từ đấu thầu khối lượng sang đấu thầu lãi suất nhằm để thị trường xác định mức lãi suất hợp lý trên kênh này. Lãi suất OMO đã bật tăng mạnh từ mức 2,5% trước đó lên 4,3% cho kỳ hạn 1 tuần.

Mức nới room tín dụng nếu có sẽ không quá cao! - Ảnh 3.

Diễn biến trên hoạt động thị trường mở... Nguồn: SSI

"Việc để thị trường chủ động xác định mức lãi suất OMO (Hoạt động Thị trường mở) là động thái chủ động đến từ NHNN, bên cạnh việc giảm bớt áp lực điều hành nhằm ổn định tỷ giá (chênh lệch lãi suất VND - USD đang được duy trì ở mức khoảng 1 - 2 điểm %), cũng giúp lãi suất OMO được điều chỉnh lên mức hợp lý hơn mà không gây ra nhiều xáo trộn lớn trên thị trường", chuyên gia SSI Research, nêu.

Về tăng trưởng tín dụng, số liệu từ NHNN cho thấy tăng trưởng tín dụng đạt 9,4% tính đến cuối tháng 7, không có nhiều thay đổi so với dữ liệu vào cuối tháng 6.

"NHNN vẫn đang phát tín hiệu khá thận trọng trong hạn mức tăng trưởng tín dụng trong năm nay và chúng tôi cho rằng việc nới hạn mức sẽ diễn ra chọn lọc giữa các ngân hàng và mức độ sẽ không quá cao", chuyên gia SSI Research, bình luận.

Vì vậy, đơn vị này dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước tính đạt 15-16%, và mức tăng trưởng này là tăng trưởng danh nghĩa, tuy có thể cao hơn trung bình các năm trước, nhưng hoàn toàn có thể chấp nhận được trong bối cảnh lạm phát ở mức cao (nên mức vay vốn lưu động của các DN thường sẽ tăng cao).

"Dữ liệu kinh tế tháng 7 đã phần nào cho thấy nền kinh tế sẽ có một khoảng thời gian thách thức ở phía trước. Rủi ro từ các yếu tố bên ngoài chưa có nhiều sự cải thiện, như rủi ro suy thoái ở Mỹ, chính sách Zero Covid ở Trung Quốc, hay thậm chí là căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc, có thể tạo ra nhiều bất ổn cho nền kinh tế hơn ước tính… ", chuyên gia SSI Research.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.