Thứ sáu, 29/03/2024

Mở cửa du lịch: Mỗi địa phương mỗi “màu”, trở tay không kịp

30/11/2021 1:00 PM (GMT+7)

Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng nhưng các ngành dịch vụ, hoạt động kinh tế còn gián đoạn thì du lịch không thể khởi sắc.

Du lịch nội địa hiện là “chìa khóa” để phục hồi ngành du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, các địa phương không thống nhất trong việc kiểm soát dịch bệnh làm các doanh nghiệp (DN) du lịch dở khóc dở mếu.

Mở cửa du lịch: Mỗi địa phương mỗi “màu”, trở tay không kịp - Ảnh 1.

Theo bà Đoàn Thị Thanh Trà, Giám đốc tiếp thị - truyền thông Saigontourist, công ty đã và đang tổ chức thành công các chùm tour du lịch nội địa với các điểm đến an toàn, là “vùng xanh” của cả nước với các hành trình trên khắp ba miền.

Riêng tại TP.HCM, việc kết nối du lịch giữa và các tỉnh lân cận ĐBSCL như Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Kiên Giang… có nhiều thuận lợi về khoảng cách địa lý.

Tuy nhiên, hiện nay nhiều tỉnh, thành có chính sách kiểm soát dịch khác nhau theo tình hình dịch bệnh ở địa phương nên gây khó khăn cho các công ty lữ hành khi tổ chức tour.

Chưa hết, rất nhiều tỉnh, thành đang đứng trước nguy cơ bùng dịch bất cứ lúc nào nên chuyện có tỉnh hôm nay vui vẻ đón chào du khách nhưng hôm sau đã thông báo “đóng cửa” cũng là điều bình thường.

Thêm nữa, các hàng quán và ăn uống phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực vui chơi giải trí của du khách vẫn chưa được thoải mái mở lại gây khó khăn cho các DN lữ hành.

Vì vậy, DN du lịch mong muốn các địa phương có sự kết nối, thống nhất về điều kiện, tiêu chuẩn cũng như cách thức mở cửa, phát triển du lịch, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước để DN và ngành du lịch có điều kiện tốt nhất để phục hồi và phát triển.

Tương tự, bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh, Phó Giám đốc Ban tiếp thị Vietravel, cho hay cả nước đã triển khai “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” nên ngành du lịch triển khai các chương trình xúc tiến liên vùng nhằm kịp thời vực dậy du lịch trong nước cũng như cạnh tranh với các quốc gia.

Từ tháng 11 trở đi, du khách Việt Nam có thẻ xanh COVID sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn khi đi du lịch trong nước khi nhiều địa phương mở cửa đón khách du lịch. Tuy nhiên, dù hiện nay Việt Nam đang chuyển sang trạng thái “sống chung” nhưng những quy định về phòng chống dịch của các địa phương vẫn chưa đồng bộ, thống nhất.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính chất liên vùng rất cao. Du lịch phát triển dựa trên hệ thống dịch vụ công cộng và xã hội. Một khi các ngành dịch vụ, các hoạt động kinh tế còn bị gián đoạn, nhịp sống còn chưa thông suốt thì du lịch không thể khởi sắc.

Dịch bệnh trên cả nước chưa thực sự ổn định nên hiện nay mỗi địa phương tự đưa ra một phương án về việc đưa tiếp nhận khách. Thực tế hiện nay, có địa phương chấp nhận khách từ vùng xanh, vùng vàng; có địa phương chỉ chấp nhận khách vùng xanh. Thậm chí, thời điểm này vẫn có nơi chưa mở cửa đón khách du lịch.

Bà ví dụ: Công ty thiết kế xong một tour từ TP.HCM - Sapa hay Nha Trang 5-7 ngày và chuẩn bị quảng bá, bán ra thị trường Nhưng chưa kịp quảng bá, dịch xảy ra ở địa phương đã lên sẵn trong lịch trình. Vì vậy, DN phải thay đổi lại các điểm đến trong chương trình tour….

DN du lịch mong Bộ VH-TT&DL và Bộ Y tế đưa ra các quy chuẩn và kịch bản cụ thể hướng dẫn cho từng địa phương. Cụ thể, tùy mỗi “màu” sẽ có một kịch bản tương đương, áp dụng các phương thức đón khách, hay ứng phó với các ca bệnh phát sinh như thế nào … và các địa phương sẽ căn cứ theo đó thực hiện theo đúng hướng dẫn. Có như vậy mới tạo sự yên tâm, tâm lý thoải mái cho du khách tham gia tour và DN du lịch mạnh dạn đầu tư nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu du lịch cuối năm.


Đừng nghĩ khách hàng là nguồn đi lây nhiễm

Theo ông Trần Thế Dũng, Tổng giám đốc Công ty Lữ hành Fiditour, chúng ta đang tổ chức chương trình “bong bóng” du lịch thì cần xác định du khách, điểm đến đều có tiêu chí “xanh”. Đừng để chương trình này bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài và đừng nghĩ khách hàng là nguồn đi lây nhiễm mà nên nghĩ khách hàng đã đủ tiêu chuẩn an toàn.

Du lịch nội địa cũng sẽ là tiền đề, là bài học rút ra để mở du lịch quốc tế. Khách nội địa du lịch một cách tự tin và an toàn là cơ sở để mạnh dạn mở du lịch quốc tế, chứ cấm liên tục hay chưa an toàn, chưa bền vững thì không thể nào đón khách quốc tế.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ đông sáng lập VietBank rời ghế lãnh đạo không phải vì "lý do cá nhân"

Cổ đông sáng lập VietBank rời ghế lãnh đạo không phải vì "lý do cá nhân"

Bà Trần Thị Lâm, người sáng lập Tập đoàn Hoa Lâm và là cổ đông sáng lập VietBank, vừa từ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc ngân hàng này sau 10 tháng đảm trách, với lý do muốn tập trung vào lĩnh vực y tế.

1,4 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024

1,4 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024

Theo Sở Du lịch TP.HCM, khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt gần 1,4 triệu lượt, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng hôm nay (29/3): Vàng nhẫn tăng dữ dội, 300.000 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (29/3): Vàng nhẫn tăng dữ dội, 300.000 đồng/lượng

Sáng nay 29/3, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng hôm nay ở SJC 79 - 81 triệu đồng /lượng. Đặc biệt, giá vàng hôm nay ở nhẫn tròn trơn đã vượt 70 triệu đồng, tăng tới 300.000 đồng/lượng

Cục Hàng không tăng thêm nhiều slot tại sân bay Tân Sơn Nhất

Cục Hàng không tăng thêm nhiều slot tại sân bay Tân Sơn Nhất

Để phục vụ nhu cầu hành khách đi lại trong cao điểm 30/4 – 1/5 sắp tới, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định tăng thêm slot tại sân bay Tân Sơn Nhất, giúp các hãng bổ sung hàng trăm chuyến bay.

TP.HCM sớm khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm vào dịp 30/4 năm sau

TP.HCM sớm khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm vào dịp 30/4 năm sau

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu khởi công xây dựng 3 dự án giao thông trọng điểm là cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 và Vành đai 4 vào dịp lễ 30/4 năm sau.

Từ 15h chiều nay, xăng RON 95 lại tăng 530 đồng/lít, lên 24.810 đồng

Từ 15h chiều nay, xăng RON 95 lại tăng 530 đồng/lít, lên 24.810 đồng

Từ 15h chiều nay (28/3), xăng E5 RON 92 tăng thêm 410 đồng, lên 23.620 đồng/lít, trong khi xăng RON 95 tăng thêm 530 đồng, lên 24.810 đồng/lít. Hiện, giá xăng đang ở mức giá cao nhất tính từ đầu năm và cao nhất trong vòng 5 tháng qua.