Thứ sáu, 19/04/2024

Miệt mài tái cơ cấu, Sacombank dần trở lại thời hoàng kim

31/03/2022 6:30 PM (GMT+7)

Kết quả xử lý nợ xấu ấn tượng trong năm 2021 giúp Sacombank tiếp tục nối dài chuỗi hoạt động tái cấu trúc thành công vượt mong đợi sau gần 5 năm tái cấu trúc. Giới đầu tư đang nhìn thấy một Sacombank dần “thay da đổi thịt” khi lộ trình tái cấu trúc nhà băng này dần đi tới một cái kết viên mãn…

Miệt mài tái cơ cấu, Sacombank dần trở lại thời hoàng kim - Ảnh 1.

Sacombank đang bước vào giai đoạn cuối của đề án tái cơ cấu với những kết quả xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng đầy khả quan. Ảnh: STB

Thu hồi gần 72.000 tỷ đồng nợ xấu sau 5 năm sáp nhập SouthernBank

Từ một ngân hàng có năng lực tài chính tốt và phát triển ổn định, sau khi sáp nhập Ngân hàng Phương Nam, Sacombank phải đối diện với gần 97.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, chiếm 30% tổng tài sản.

Tuy nhiên, sau 5 năm tái cơ cấu, Sacombank có tốc độ xử lý nợ xấu rất tích cực. Trong đó, riêng năm 2021, Sacombank thu hồi được 14.100 tỷ đồng nợ xấu, trong đó số nợ xấu thuộc Đề án tái cấu trúc gần 11.800 tỷ đồng.

Nếu tính cả những khoản nợ đã bán tài sản để xử lý khoản vay thành công, đang thu theo tiến độ và sẽ thu hồi hơn 8.000 tỷ đồng trong năm nay, thì tổng doanh số thu hồi và xử lý nợ trong năm 2021 đạt hơn 22.100 tỷ đồng, một con số ấn tượng và vượt xa so với con số kế hoạch 10.000 tỷ đồng đặt ra hồi đầu năm ngoái.

Nhờ thực hiện nhiều biện pháp từ quản lý chất lượng tín dụng đến công tác giám sát thu hồi nợ, Sacombank đã kéo giảm tỷ lệ nợ xấu (tính theo Thông tư 11/2021) từ mức 1,64% xuống còn 1,47% vào cuối năm 2021.

"Năm 2021, dù đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng đến mọi mặt hoạt động, việc xử lý nợ xấu cũng chịu ảnh hưởng đáng kể bởi chính sách giãn cách xã hội. Tuy nhiên, các vấn đề này cũng chỉ diễn ra trong các tháng đầu của năm, khoảng thời gian còn lại ngân hàng vẫn "chạy" theo đúng tiến độ đã đặt ra", đại diện Sacombank, cho hay.

Lũy kế 5 năm qua, Sacombank đã thu hồi và xử lý được gần 72.000 tỷ đồng các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng, trong đó hơn 58.300 tỷ đồng là các khoản thuộc Đề án, đạt gần 68% kế hoạch tổng thể.

Kết quả chung, quy mô lãi khoanh giảm 73,7%, tỷ trọng tài sản tồn đọng giảm từ 29,3% xuống còn 8%.

Miệt mài tái cơ cấu, Sacombank dần trở lại thời hoàng kim - Ảnh 2.

Khách hàng giao dịch tại Sacombank. Ảnh: STB

Không chỉ có kết quả xử lý nợ xấu ấn tượng, kết quả kinh doanh của nhà băng này cũng tăng trưởng ấn tượng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 4.400 tỷ đồng, tăng 31,8% so với năm trước và vượt 10% kế hoạch. Hoạt động kinh doanh tiếp tục mở rộng mạnh mẽ với mức tăng 14% của dư nợ cũng như 6% của quy mô tổng tài sản.

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và  tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) lần lượt tăng 0,11 và 1,16 điểm phần trăm, lần lượt đạt 0,67% và 10,79%. Các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động vẫn tuân thủ quy định của cơ quan quản lý.

"Cô gái đẹp" sau tái cấu trúc

Trong các báo cáo chiến lược được công bố thời gian gần đây của nhiều công ty chứng khoán, cổ phiếu STB của Sacombank được khuyến nghị mua vào với định giá khá cao.

Chẳng hạn, theo báo cáo của Công ty chứng khoán SSI công bố hồi cuối tháng 2, nhóm phân tích này nâng mức giá mục tiêu 1 năm của STB lên thêm 21,6%.

Theo SSI đánh giá, Sacombank vẫn đi đúng lộ trình đề án tái cơ cấu và tài sản có vấn đề có thể sẽ giảm đáng kể trong năm nay. Trong khi đó, mảng kinh doanh cốt lõi của ngân hàng vẫn đang duy trì tốt với số lượng khách hàng cá nhân tăng dần trong những năm gần đây, cũng như nguồn thu từ hoạt động từ dịch vụ tiếp tục ổn định và nằm trong nhóm dẫn đầu.

Trong khi đó, trong báo cáo chiến lược năm 2022, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho hay, quy định về trần sở hữu nước ngoài tối đa dẫn đến việc khó tăng room ngoại cho tất cả ngân hàng trong hệ thống.

Nhưng trong đó, Sacombank là ứng viên sáng giá được nới room ngoại lên 49% theo Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA).

Theo nhóm phân tích, trần sở hữu nước ngoài tối đa đối với các ngân hàng Việt Nam không có thay đổi so với năm 2021. EVFTA quy định trong 5 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực (ngày 01/08/2020), Việt Nam đã cam kết xem xét cho phép 2 tổ chức tín dụng châu Âu được phép sở hữu tới 49% vốn điều lệ của 2 ngân hàng Việt Nam.

Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ không áp dụng đối với các ngân hàng thương mại nhà nước như: BIDV, VietinBank, Vietcombank và Agribank. Vì thế, VCSC cho rằng, ứng cử viên rõ ràng nhất cho cam kết EVFTA này là Sacombank vì hiện tại 32,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành của ngân hàng được giữ làm tài sản thế chấp cho một khoản nợ không thanh toán được đã được chuyển nhượng cho VAMC.

"Việc bán 32,5% trong một lần đem lại giá trị cao nhất cho VAMC và do số cổ phần này vượt quá ngưỡng tối đa 30% (đang áp dụng cho các ngân hàng), nên việc bán sẽ phải được thực hiện theo một miễn trừ đặc biệt như EVFTA", VCSC nhấn mạnh.

Đặc biệt, cổ phiếu STB còn được giới đầu tư chú ý hơn khi trước thềm ĐHĐCĐ Sacombank diễn ra sắp tới (dự kiến ngày 22/4, tại TP.HCM) là khả năng nhà băng này sẽ bán 32,5% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sau hoàn tất tái cơ cấu trong năm 2022.

Tất nhiên, việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài của Sacombank phải được sự đồng ý của Chính phủ và đại diện của số cổ phần này là VAMC. Song, nếu khả năng này xảy ra,  "ông chủ mới" của Sacombank sẽ đưa "tiền tươi thóc thật" vào để tái cơ cấu và chăm chút cho Sacombank phát triển. Tương lai của một "cô gái đẹp" là chắc chắn…

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

Thị phần môi giới chiếm 9,32%, công ty của ông Nguyễn Duy Hưng báo lãi quý I tăng 53%

SSI ước doanh thu hợp nhất đạt 2.022 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 945 tỷ đồng, tương ứng tăng 36% và 53% so với quý I/2023.