Thứ sáu, 29/03/2024

Mặt bằng Sài Gòn sốc giá sau dịch

09/11/2021 7:00 PM (GMT+7)

Vào vai một người đi thuê mặt bằng để mở quán cà phê ở trung tâm TP.HCM, rảo qua nhiều khu vực đắc địa, tôi choáng với giá thuê dù mức đó đã giảm so với trước. Có môi giới thẳng thắn khuyên chưa nên nhảy vào lúc này.

Sau đợt giãn cách lần thứ tư, làn sóng trả mặt bằng tại TP.HCM, nhất là khu vực trung tâm thành phố lại càng rầm rộ hơn.

Ai là chính chủ?

Tôi dừng lại trước một nhà hàng trên đường Tôn Thất Thiệp (quận 1). Mặt bằng đẹp, rộng gấp đôi so với các mặt bằng liền kề. Vị trí cũng đẹp, từ đây có thể đi bộ trăm mét là tới phố đi bộ Nguyễn Huệ, đi ngược lại là trung tâm thương mại Saigon Centre trên đường Pasteur.

ADVERTISING

Nhưng rồi tôi hoang mang trước hàng loạt số điện thoại với đủ màu từ xanh đến đỏ, dán chằng chịt phía trước mặt bằng. Một vài số điện thoại ghi thêm tên người cho thuê cùng hai chữ "chính chủ" to đùng. Đếm sơ qua cũng có đến hơn 5 người tự xưng là chính chủ và không qua trung gian.

Tôi đi thuê mặt bằng ở Sài Gòn, choáng giá vài trăm triệu mỗi tháng - Ảnh 1.

Ai cũng là "chính chủ" trên những mặt bằng đang treo biển cho thuê. Ảnh: Hồng Phúc.

Gọi điện cho anh Huy, người này khẳng định mình là chính chủ mặt bằng trên, giá thuê 400 triệu đồng mỗi tháng. Anh giới thiệu cặn kẽ rằng mặt bằng có diện tích 60m2, gồm 1 trệt, 1 lầu. Thời gian thuê là 5 năm. Anh không quên nhấn mạnh về mặt thương hiệu thì không đâu có vị trí đẹp bằng khu vực này.

Trong khi đó, một người khác cũng tự nhận là "chính chủ" cho thuê mặt bằng trên. Giá cho thuê mềm hơn, 360 triệu đồng mỗi tháng. Gọi tiếp cho một "chính chủ", "không qua trung gian" khác, giá thuê nằm ở mức giữa của hai người báo trước đó: 380 triệu đồng mỗi tháng.

Ai cũng xưng chính chủ, là cảnh dễ thấy nhất trên các quảng cáo về mặt bằng đang tìm người thuê tại TP.HCM. Nhưng thực tế, hầu hết những người này đều là môi giới cho thuê mặt bằng.

Dừng trước một mặt bằng trên đường Đồng Khởi (quận 1) không bảng hiệu, không thông tin cho thuê, dự tính chụp tấm ảnh bằng điện thoại, tôi bị một người đàn ông bên trong ra "bắt giò", vì tưởng là dân môi giới bất động sản.

Ông khẳng định mình là chủ nhân của mặt bằng, người thuê cũ vừa trả cách đây 2-3 tháng. Ông chưa có ý định cho thuê trong lúc này nhưng dân môi giới cứ đến dán đầy số điện thoại. 

"Tôi gỡ sạch sẽ hôm trước, mấy hôm sau tới lại thấy. Rất phiền phức", ông nói và còn gửi gắm bảo vệ một nhà hàng kế bên trông giúp.

"Em nên cân nhắc"

Sau khi không biết ai là chính chủ thực sự của các mặt bằng đang cho thuê, tôi lại choáng với giá thuê mặt bằng tại các khu vực được xem là "đất vàng" ở TP.HCM. Sau làn sóng trả mặt bằng hàng loạt do Covid-19, nhiều nơi vẫn ngóng người thuê hơn 1 năm qua nhưng giá thuê vẫn vài trăm triệu mỗi tháng.

Thậm chí, có người cho thuê còn khuyên khách nên thận trọng, suy nghĩ kỹ trước khi quyết định "xuống tiền" thuê mặt bằng lúc này.

Tôi đi thuê mặt bằng ở Sài Gòn, choáng giá vài trăm triệu mỗi tháng - Ảnh 3.

Mặt bằng hai mặt tiền này có giá thuê 10.000 USD mỗi tháng. Ảnh: Hồng Phúc.

Ngỏ ý muốn thuê lại mặt bằng nằm trên góc đường Huỳnh Thúc Kháng và Hồ Tùng Mậu (quận 1), khu vực này trước đây mệnh danh là phố trà sữa tại Sài Gòn, anh H. - một người cho thuê, cho biết giá thuê mặt bằng này là 10.000 USD mỗi tháng (tức hơn 220 triệu đồng/tháng).

Theo anh, mức giá này đã giảm 20% so với trước. Nếu thuê ngay thì giảm còn 8.000 USD/tháng cho 6 tháng đầu tiên. Thời gian thuê là 3 năm.

"Khu này giá luôn từ 8.000 - 10.000 USD mỗi tháng. Em muốn mở quán cà phê thì anh nghĩ em nên cân nhắc. Em thấy đó, cả khu này giờ vắng hoe, người ta trả mặt bằng hết rồi chứ không còn giống như xưa. Thấy em còn trẻ nên anh khuyên vậy, mới tập tành kinh doanh có thể mở ở khu rìa rìa, giá thuê mềm hơn", anh H. nói.

Đúng như anh H. chia sẻ, khảo sát thêm một loạt mặt bằng là nhà nguyên căn 1 trệt và 1-2 lầu trên đường Hồ Tùng Mậu, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế…, giá thuê luôn từ 8.000 USD mỗi tháng trở lên. Các căn nằm tại góc đường, giá thuê nhỉnh hơn, khoảng từ 10.000 USD mỗi tháng.

Giảm giá cũng khó tìm được người thuê

Làn sóng trả mặt bằng hàng loạt xảy ra tại khu vực trung tâm, nhất là những con đường sầm uất từ trước đến nay như đường Đồng Khởi, Lê Thánh Tôn, xung quanh phố đi bộ Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi, Cách Mạng Tháng Tám…

Tôi đi thuê mặt bằng ở Sài Gòn, choáng giá vài trăm triệu mỗi tháng - Ảnh 4.

Giá thuê mặt bằng trên đường Hồ Tùng Mậu (quận 1) dao động từ 8.000 USD mỗi tháng. Ảnh: Hồng Phúc

Bà Võ Thị Khánh Trang - Phó Giám đốc bộ phận nghiên cứu - Savills Việt Nam cho biết, tiếp tục bị ảnh hưởng do Covid-19, về phía khách thuê, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh vừa và nhỏ đã phải kết thúc hợp đồng sớm hoặc ngưng tái ký hợp đồng thuê mặt bằng.

Theo bà Trang, về phía chủ cho thuê, hầu hết vẫn duy trì giá chào thuê tương đối ổn định theo quý và theo năm, khoảng 49 USD/m2/tháng. Nhưng chủ nhà  có các chính sách tốt hơn cho các khách thuê mới, như kéo dài thời gian sửa chữa trong thời gian đầu, hoặc giảm từ 30-50% trong 3-6 tháng đầu tiên cho các hợp đồng ký mới từ 3-5 năm. 

Ngoài ra, với khách thuê hiện hữu, chủ nhà cũng có những hỗ trợ tích cực như giảm giá đến 70% giá thuê mỗi tháng cho đến khi hoạt động trở lại hoặc trực tiếp miễn phí các tháng vừa qua khi mà các khách thuê không thể mở cửa, song song đó là giảm 50% giá dịch vụ.

Anh Danh - một người cho thuê mặt bằng trên đường Hồ Tùng Mậu (quận 1) cho hay, mức giá thuê hiện nay đã giảm 20-30% so với trước khi có dịch. Vì khó khăn chung nên dù giảm giá cả năm vẫn khó tìm được người thuê.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ đông sáng lập VietBank rời ghế lãnh đạo không phải vì "lý do cá nhân"

Cổ đông sáng lập VietBank rời ghế lãnh đạo không phải vì "lý do cá nhân"

Bà Trần Thị Lâm, người sáng lập Tập đoàn Hoa Lâm và là cổ đông sáng lập VietBank, vừa từ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc ngân hàng này sau 10 tháng đảm trách, với lý do muốn tập trung vào lĩnh vực y tế.

1,4 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024

1,4 triệu lượt khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024

Theo Sở Du lịch TP.HCM, khách quốc tế đến TP.HCM trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt gần 1,4 triệu lượt, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá vàng hôm nay (29/3): Vàng nhẫn tăng dữ dội, 300.000 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (29/3): Vàng nhẫn tăng dữ dội, 300.000 đồng/lượng

Sáng nay 29/3, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng hôm nay ở SJC 79 - 81 triệu đồng /lượng. Đặc biệt, giá vàng hôm nay ở nhẫn tròn trơn đã vượt 70 triệu đồng, tăng tới 300.000 đồng/lượng

Cục Hàng không tăng thêm nhiều slot tại sân bay Tân Sơn Nhất

Cục Hàng không tăng thêm nhiều slot tại sân bay Tân Sơn Nhất

Để phục vụ nhu cầu hành khách đi lại trong cao điểm 30/4 – 1/5 sắp tới, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định tăng thêm slot tại sân bay Tân Sơn Nhất, giúp các hãng bổ sung hàng trăm chuyến bay.

TP.HCM sớm khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm vào dịp 30/4 năm sau

TP.HCM sớm khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm vào dịp 30/4 năm sau

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu khởi công xây dựng 3 dự án giao thông trọng điểm là cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4 và Vành đai 4 vào dịp lễ 30/4 năm sau.

Từ 15h chiều nay, xăng RON 95 lại tăng 530 đồng/lít, lên 24.810 đồng

Từ 15h chiều nay, xăng RON 95 lại tăng 530 đồng/lít, lên 24.810 đồng

Từ 15h chiều nay (28/3), xăng E5 RON 92 tăng thêm 410 đồng, lên 23.620 đồng/lít, trong khi xăng RON 95 tăng thêm 530 đồng, lên 24.810 đồng/lít. Hiện, giá xăng đang ở mức giá cao nhất tính từ đầu năm và cao nhất trong vòng 5 tháng qua.