Thứ bảy, 20/04/2024

Mạnh tay chi tiền mua hàng thương mại điện tử

07/03/2022 1:00 PM (GMT+7)

Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng củng cố được niềm tin của người tiêu dùng, khiến họ sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn.


Trong nội dung Báo cáo toàn cảnh ngành Thương mại điện tử (TMĐT) do Lazada Việt Nam phát hành mới đây, dẫn số liệu báo cáo năm 2021 từ DataReportal, tại Việt Nam, hơn 85% người dùng số trong độ tuổi từ 35 - 44 (Thế hệ Y), gần 84% người dùng số từ 45 - 54 tuổi (Thế hệ X) và hơn 75% người dùng số trong độ tuổi từ 55 - 64 tuổi (thế hệ Boomers II) đã mua trực tuyến ít nhất một sản phẩm vào tháng 1/2021.


Mạnh tay chi tiền mua hàng thương mại điện tử - Ảnh 1.

Người tiêu dùng trên các kênh thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng đa dạng về độ tuổi và khu vực.


Những số liệu thống kê này cho thấy sự phổ biến của TMĐT đối với mọi thế hệ, trái ngược với suy nghĩ thông thường rằng “chỉ có giới trẻ mới mua sắm trực tuyến”. Ngoài ra, năm 2021 cũng ghi nhận sự chuyển dịch về khu vực địa lý của các nhóm người dùng số. Trong khi số lượng người dùng TMĐT từ các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh gần như bão hòa thì tỷ lệ người dùng ở các tỉnh thành khác lại cho thấy sự tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Cũng theo một báo cáo gần đây của Google, Temasek và Bain & Company, gần 4,5 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới đến từ các khu vực ngoại thành, chiếm 55% trên tổng số 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới của cả nước vào nửa đầu năm 2021.

Nhìn chung, thời gian mua sắm trực tuyến có xu hướng tăng lên dưới tác động của COVID-19. Báo cáo tháng 12/2021 của PwC cho thấy tại Việt Nam tỷ lệ người mua sắm tại cửa hàng giảm từ 76% năm 2019 xuống 67% vào cuối năm 2021, trong khi mua sắm qua các thiết bị di động và điện thoại thông minh tăng từ 55% lên 69%.Có thể khẳng định, COVID-19 đã tác động sâu sắc đến hành vi của người tiêu dùng khi chuyển từ hình thức mua sắm ngoại tuyến sang hình thức trực tuyến. Xu hướng này hứa hẹn vẫn được duy trì trong thời kỳ “bình thường mới” khi hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đã trở thành thói quen và dần thay thế các hình thức mua hàng truyền thống khác.

Có thể thấy, mặc dù COVID-19 gây ra một số khó khăn về kinh tế, đặc biệt là trong giao vận hàng hóa, nhưng cũng góp phần thay đổi hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Sự thay đổi này chính là tiềm năng phát triển của thị trường TMĐT.

Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2021, số lượng hàng hóa/dịch vụ trung bình trong mỗi đơn hàng trực tuyến của khách hàng từ năm 2019 đến nay tăng đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ người mua từ 10 đến 15 sản phẩm và 15 sản phẩm trở lên gia tăng ấn tượng trong năm 2020. Các thông số chi tiết cho thấy tỷ lệ người mua 10 đến 15 sản phẩm tăng từ 14% vào năm 2019 lên 24% vào cuối năm 2020.

Tỷ lệ người mua trên 15 sản phẩm cũng tăng từ 18% vào năm 2019 lên 29% vào năm 2020.

Chi tiêu dành cho mua sắm trực tuyến cũng cho thấy xu hướng tương tự. Trong khi tỷ lệ người tiêu dùng dành ra dưới 1 triệu đồng để mua sắm trực tuyến đã giảm đáng kể (từ 26% năm 2019 xuống chỉ còn 16% năm 2020), thì tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm từ 1 - 3 triệu đồng, 3 - 5 triệu đồng và trên 5 triệu đồng được ghi nhận tăng cao.

Từ đó có thể thấy rõ, các nền tảng TMĐT đã phần nào củng cố được niềm tin của người tiêu dùng, khiến họ sẵn sàng chi tiêu trực tuyến nhiều hơn.

Ngoài ra, dưới tác động của COVID-19, ngành bách hóa trực tuyến cũng ghi nhận số lượng tìm kiếm cho danh mục thực phẩm tươi sống (rau, trái cây, thịt, hải sản) tăng gần 9 lần so với năm 2020.

Sự gia tăng về số lượng tìm kiếm cho hai hạng mục này cho thấy tác động rõ ràng của COVID-19 đối với nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam trên nền tảng TMĐT.

Theo Sách trắng TMĐT Việt Nam năm 2021, khi được hỏi về tiêu chí quan tâm khi mua sắm trực tuyến, 70% người tiêu dùng lựa chọn yếu tố hàng đầu là độ uy tín của trang web/ứng dụng TMĐT; 41% sẽ được thu hút bởi các chương trình khuyến mãi; 40% lựa chọn vì các chính sách ưu đãi vận chuyển và 39% quan tâm đến mức giá so với mua tại cửa hàng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trở lại trong tháng 3/2024 nâng sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 944.930 tấn, trị giá 430,44 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam vượt Thái Lan trở thành thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.

Phân bón Cà Mau tiếp tục đưa bà con nông dân "Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng"

Phân bón Cà Mau tiếp tục đưa bà con nông dân "Tham quan nhà máy - Gặt hái mùa vàng"

Phát huy thành công và hiệu ứng tích cực năm 2023, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) tiếp tục triển khai chuỗi chương trình thực tế “Tham quan nhà máy – Gặt hái mùa vàng” năm 2024 dành cho bà con nông dân, các đại lý đồng hành.

Bán điện thoại quá khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop tiết lộ chuyển hướng sang một lĩnh vực có quy mô tới 21 tỷ USD

Bán điện thoại quá khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop tiết lộ chuyển hướng sang một lĩnh vực có quy mô tới 21 tỷ USD

Mảng điện thoại, công nghệ đã bão hòa, đụng thêm kinh tế khó khăn, chủ chuỗi FPT Shop đang chuyển hướng và dồn lực vào mảng chăm sóc sức khỏe. Tổng quy mô thị trường này được dự báo lên tới 21 tỷ USD.

Giá trứng gà đồng loạt giảm sâu, siêu thị nói đang bán bao rẻ

Giá trứng gà đồng loạt giảm sâu, siêu thị nói đang bán bao rẻ

Vài ngày gần đây, giá trứng gia cầm, nhất là trứng gà bán lẻ tại nhiều siêu thị giảm sâu. Ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị cho thấy hệ thống siêu thị nào cũng đồng loạt giảm giá mặt hàng thiết yếu này.

Bà Nguyễn Bạch Điệp: “Trộm vía” nhà thuốc đang tăng trưởng tốt

Bà Nguyễn Bạch Điệp: “Trộm vía” nhà thuốc đang tăng trưởng tốt

Chủ tịch FPT Retail Nguyễn Bạch Điệp cho biết “trộm vía” mảng nhà thuốc vẫn đang tăng trưởng tốt trong bối cảnh ngành hàng công nghệ, ICT đang trong giai đoạn khó khăn.

Hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM đóng cửa giữa cơn sốt giá vàng

Hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM đóng cửa giữa cơn sốt giá vàng

Giữa cơn sốt giá vàng nhưng hàng loạt tiệm vàng tại TP.HCM bỗng nhiên cửa đóng then cài. Tình hình này diễn ra nhiều tại khu vực quận 5. Vì sao lại như vậy?