Chủ nhật, 19/05/2024

Lộc độ - Một thời để nhớ!

05/03/2023 7:00 PM (GMT+7)

Tôi không hiểu chữ "lộc" ở đây có nghĩa là "lộc trời cho" khi đem đến cho con người một món rau ăn độn trong những ngày giáp hạt khi mà những ngọn rau tinh túy nhất đã giành riêng cho dịp Tết về hay chữ "lộc" để chỉ những chồi non xanh biếc của mỗi độ Xuân về?


Lộc độ - Một thời để nhớ! - Ảnh 1.

Ảnh do tác giả cung cấp.

 “Tháng giêng ăn ngọn đậu bùi / Bâng khuâng nhớ mẹ bùi ngùi ruột đau...".

"Lộc độ" là tên gọi của quê tôi dành riêng cho ngọn đậu cũng có lúc gọi là "đọt đậu". Tôi không hiểu chữ "lộc" ở đây có nghĩa là "lộc trời cho" khi đem đến cho con người một món rau ăn độn trong những ngày giáp hạt khi mà những ngọn rau tinh túy nhất đã giành riêng cho dịp Tết về hay chữ "lộc" để chỉ những chồi non xanh biếc của mỗi độ Xuân về? Nhưng dù chữ "lộc" có ý nghĩa gì đi chăng nữa thì món rau này chắc chắn rằng không chỉ riêng tôi mà còn rất nhiều người để nhớ.

Ngày trước, quê tôi hầu như nhà nào cũng trồng đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu trắng) bên cạnh lạc, vừng, ngô, khoai,… Những ngày cuối năm âm lịch, nhà nào nhà nấy đã bắt đầu chộn rộn làm đất trồng khoai, gieo hạt, đậu được trồng xen lẫn với những luống khoai lang chứ thời đó chưa ai chuyên canh vì củ khoai vẫn là thứ lương thực thiết yếu cho ngày ấy. Cứ thế cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai khi tiết trời xuân nắng ấm, đậu bén hơi xuân vươn lên xanh mỡ màng. Đây cũng là mùa đậu cho ngọn béo mập, giòn ngọt, thơm bùi nhất.

Tôi còn nhỏ nên không tham gia vào việc hái ngọn đậu chỉ kiếm con cá, con tôm cho bữa cơm nhà thêm ấm áp. Mự và các chị cùng anh trai là những người thường đi hái ngọn đậu cho món rau của gia đình. Ngọn đậu để ăn khi đó thông thường là ngọn của loại đậu trắng hoặc đậu đen chứ các loại đậu khác với quê tôi bảo không ngon nên thường không hái.

Hái ngọn đậu về thường là đã sạch nên chỉ rửa lấy vài nước rồi luộc lên thôi. Luộc ngọn đậu cũng chỉ cần đun nước thật sôi, thêm chút muối để tăng thêm độ nóng. Sau đó cho ngọn đậu vào đảo đều vài lần thì vớt ra, vì ngọn đậu rất mềm nên không được luộc lâu. Mự nói "ngọn đậu luộc lâu mất ngon". Ngọn đậu vớt ra để cho nguội bớt dùng tay nắm lại từng nắm vắt thật khô nước, sau đó lại đánh tơi ra và kèm theo là nước mắm dam (cua đồng) hay mắm cáy thì quá tuyệt vời trong mỗi bữa cơm khoai.

Cũng thỉnh thoảng Mự xào với chút mỡ heo ít ỏi thời đó cho thêm chút hương vị tuy nhiên món luộc vẫn là đắc sắc của một thời với những sắc màu cuộc sống. Giờ cuộc sống không còn khó khổ như xưa. Ấy vậy mà những món ăn dân dã, bình dị một thời từ ngọn rau lang, ngọn đậu, ngọn bầu,… nay có khi lại trở thành đặc sản, được nhiều người ưa chuộng. Đơn giản bởi đây là nguồn rau sạch, lạ miệng, giúp bữa ăn càng thêm hấp dẫn, thú vị. Yêu quê hương, yêu những gì dung dị, đời thường, tôi càng thêm trân quý những sản vật có được từ mồ hôi, công sức của người dân lao động dù chỉ là cái rau cái cỏ, như những ngọn đậu xanh non mỗi mùa.

Theo Chuyện làng quê

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Đặt chân đến Đất Sen hồng Đồng Tháp tại miền Tây sông nước, du khách không chỉ thích thú với những cánh đồng sen tỏa sắc mà còn bị hút hồn bởi các món ăn đặc sản được chế biến từ sen.

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Lễ hội Bánh mì, nhớ đi bằng được!

Lễ hội Bánh mì, nhớ đi bằng được!

Chưa nước nào thống kê được, có bao nhiêu loại bánh mì, nói chi cả thế giới và số lượng không ngừng gia tăng. Điều chắc chắn, bánh mì phổ biến nhất, lâu đời nhất, được làm từ bột mì, trộn nước và nướng.

Cháo đậu cà, món ăn giải nhiệt hoài niệm của người Hà Nội

Cháo đậu cà, món ăn giải nhiệt hoài niệm của người Hà Nội

Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon, làm xiêu lòng biết bao thực khách. Trong đó, món cháo đậu cà bình dân ít người biết tới nhưng luôn là thức quà đặc biệt với người Hà Nội.

Giới trẻ TP.HCM chi gần chục triệu cho thú chơi matcha

Giới trẻ TP.HCM chi gần chục triệu cho thú chơi matcha

Không chỉ sẵn sàng chi 200.000 đồng cho ly matcha cao cấp 100 ml, nhiều người trẻ đầu tư gần chục triệu đồng để sở hữu dụng cụ tự pha chế tại nhà.