Theo nguồn tin của Reuters, dù chưa biết khi nào công bố nhưng trong số này sẽ có các "ông lớn" trong nhiều lĩnh vực của Trung Quốc như Tập đoàn Xây dựng công nghệ Trung Quốc (CCT), Tập đoàn Tư vấn xây dựng quốc tế Trung Quốc (CIEC), Tập đoàn Sản xuất bán dẫn quốc tế Thượng Hải (SMIC) và Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
![]() |
Mỹ tiếp tục thể hiện sự cứng rắn đối với Trung Quốc. Ảnh: Reuters |
Trả lời về thông tin trên, SMIC cho biết tiếp tục "tham gia một cách xây dựng và cởi mở với chính phủ Mỹ" cũng như khẳng định các sản phẩm và dịch vụ của công ty chỉ dành cho mục đích dân sự và thương mại.
"Công ty không có mối quan hệ với quân đội Trung Quốc và không sản xuất cho bất kỳ mục đích quân sự nào", nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc khẳng định.
SMIC, công ty phụ thuộc nhiều vào thiết bị từ các nhà cung cấp Mỹ, đang lọt vào tầm ngắm Washington từ nhiều tháng nay. Vào tháng 9/2020, Bộ Thương mại Mỹ thông báo một số công ty Mỹ cần phải có giấy phép trước khi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho SMIC. Thông báo được đưa ra sau khi kết luận có "rủi ro không thể chấp nhận được" về việc thiết bị được cung cấp cho công ty Trung Quốc có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Động thái này cùng với các chính sách tương tự được cho là tìm cách củng cố đường lối của Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump và đưa ông Joe Biden vào thế bắt buộc phải cứng rắn với Bắc Kinh. Danh sách này cũng là một phần trong nỗ lực lớn của Mỹ nhằm nhắm vào nỗ lực của Trung Quốc trong việc thu hút các tập đoàn khai thác công nghệ dân sự mới nổi cho mục đích quân sự.
Tuần trước, Reuters cũng đưa tin về việc Mỹ đang chuẩn bị tuyên bố danh sách 89 công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc cùng các công ty khác có quan hệ với quân đội và hạn chế mua một loạt hàng hóa và công nghệ từ Mỹ.
Gửi bình luận