Lễ cưới đầu tiên ở Việt Nam trên toa tàu của nhà ga cổ nhất Đông Dương

Thứ bảy, ngày 23/12/2023 09:38 AM (GMT+7)
Lễ cưới của cặp đôi Xuân Thịnh - Tuyết hoa (làm việc trong ngành đường sắt Việt Nam) đã được tổ chức trên chuyến tàu có lộ trình dài 7 km từ Đà Lạt - Trại Mát thuộc Ga Đà Lạt (TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).

Clip: Lễ cưới của cặp đôi Xuân Thịnh - Tuyết Hoa được tổ chức trên toa tàu tại Ga Đà Lạt - Nhà ga cổ nhất Đông Dương.

Lễ cưới đầu tiên ở Việt Nam trên toa tàu của nhà ga cổ nhất Đông Dương - Ảnh 1.

Chiều ngày 22/12, tại Ga Đà Lạt - Nhà ga cổ nhất Đông Dương đã diễn ra lễ cưới của cặp đôi Xuân Thịnh - Tuyết Hoa. Điều đặc biệt nhất, đây là lễ cưới đầu tiên được tổ chức trên một toa tàu di chuyển với đoạn đường khoảng 7 km.

Lễ cưới đầu tiên ở Việt Nam trên toa tàu của nhà ga cổ nhất Đông Dương - Ảnh 2.

Lễ cưới đã nhận được sự ủng hộ và yêu thích của nhiều người dân địa phương cũng như du khách có mặt tại Ga Đà Lạt.

Lễ cưới đầu tiên ở Việt Nam trên toa tàu của nhà ga cổ nhất Đông Dương - Ảnh 3.

Chú rể Xuân Thịnh chia sẻ với phóng viên Dân Việt: "Cả 2 chúng tôi đều quen nhau và tiến tới hôn nhân nhờ làm việc trong ngành đường sắt. Tôi đã làm trong ngành đường sắt 8 năm, còn vợ tôi được hơn 1 năm. Đây là đám cưới rất đáng nhớ đối với chúng tôi và gia đình. Chúng tôi cũng rất cám ơn sự quan tâm của lãnh đạo công ty đã giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành được "đám cưới đặc biệt" này".

Lễ cưới đầu tiên ở Việt Nam trên toa tàu của nhà ga cổ nhất Đông Dương - Ảnh 4.

Để chuẩn bị cho đám cưới đặc biệt này, ban tổ chức đã trang trí rất công phu đoàn tàu phục vụ du khách tham quan hàng ngày với hàng trăm bông hoa hồng.

Lễ cưới đầu tiên ở Việt Nam trên toa tàu của nhà ga cổ nhất Đông Dương - Ảnh 5.

Gia đình cô dâu, chú rể và đại diện chụp ảnh tại Ga Đà Lạt trước khi lên "toa tàu tình yêu".

Lễ cưới đầu tiên ở Việt Nam trên toa tàu của nhà ga cổ nhất Đông Dương - Ảnh 6.

Theo ông Đặng Sỹ Mạnh – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, ngành đường sắt không chỉ là loại hình vận tải thuần tuý đưa hành khách từ điểm A đến điểm B mà còn chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử, văn hoá, di sản. Sản phẩm đám cưới trên tàu theo ông Mạnh vừa nghiên cứu, vừa đưa ra những hình mẫu để áp dụng rộng rãi trong tương lai. Đây sẽ là cách làm mới, dịch vụ mới để ngành đường sắt hướng tới phục vụ người dân trong những năm sắp tới trên khắp đất nước Việt Nam.

Lễ cưới đầu tiên ở Việt Nam trên toa tàu của nhà ga cổ nhất Đông Dương - Ảnh 7.

Suốt trong quãng đường di chuyển, người tham gia hôn lễ sẽ được thưởng thức những bản nhạc violin không lời du dương với tiết trời se lạnh của TP. Đà Lạt những ngày cuối năm.

Lễ cưới đầu tiên ở Việt Nam trên toa tàu của nhà ga cổ nhất Đông Dương - Ảnh 8.

Ga Đà Lạt hiện nay là điểm đến của rất đông các bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh, tìm hiểu về tuyến đường sắt răng cưa đầu tiên của Việt Nam nối Tháp Chàm và Đà Lạt.

Lễ cưới đầu tiên ở Việt Nam trên toa tàu của nhà ga cổ nhất Đông Dương - Ảnh 9.

Ga Đà Lạt là nhà ga cổ nhất Đông Dương được công nhận là Di tích kiến trúc văn hóa cấp Quốc gia năm 2001. Nhà ga này cũng là một trong những điểm du lịch thu hút khách tham quan rất lớn. Trước đây, nhà ga này dài hơn 80km nối Tháp Chàm với Đà Lạt, tuy nhiên đến nay chỉ còn hoạt động khoảng 7 km với tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát.

Văn Long
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem