Thứ sáu, 29/03/2024

Làng nghề bánh tráng thủ công rộn ràng mùa đỏ lửa cuối năm

26/01/2022 1:00 PM (GMT+7)

Nhiều lò bánh tráng truyền thống miền Nam vẫn đỏ lửa quanh năm. Nhưng dịp cuối năm mới là thời khắc người ta cảm nhận rõ hơn niềm trân quý khi những chiếc bánh tráng thủ công vẫn có chỗ đứng trong nhịp sống hiện đại đầy hối hả.

Nghề làm bánh tránh mẹ truyền con nối

Cứ tháng 10 âm lịch hàng năm, khi tiết trời chuyển sang đông, cũng là lúc làng nghề bánh tráng thôn Bình An, xã Hàm Chính (huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) đỏ lửa làm bánh tráng Tết.

Từ khoảng 3 tháng trước Tết Nguyên Đán, công việc ở các lò bánh tráng ở thôn Bình An đã vất vả hơn ngày thường.  

Người làm bánh tráng thường thức dậy từ lúc 2-3 giờ sáng để nhóm bếp, làm bột, chờ nước sôi để bắt đầu tráng bánh.

Nghề làm bánh tráng thủ công truyền thống ở thôn Bình An, xã Hàm chính (huyện Hàm Thuận Bắc). Ảnh: Trần Khánh

Nghề làm bánh tráng thủ công truyền thống ở thôn Bình An, xã Hàm chính (huyện Hàm Thuận Bắc). Ảnh: Trần Khánh

Bà Nguyễn Thị Xuân Diệu ở thôn Bình An gắn bó với nghề làm bánh tráng thủ công đã hơn 20 năm.

Bà Diệu kể, công việc thủ công tuy vất vả nhưng nghề không phụ người. Cứ nhóm bếp lửa lên là mình sẽ có thu nhập.

Bà Diệu kể, hầu hết các lò bánh tráng trong thôn đều tồn tại theo phương thức mẹ truyền con nối. Giờ đây, bà Diệu đã có thêm người con dâu tiếp nối công việc truyền thống của gia đình.

"Từ lúc 3 sáng tôi đã thức dậy để làm bột, tráng bánh. Đến 7 giờ sáng thì tới lượt con dâu tráng thế", bà Diệu kể.

Toàn xã Hàm chính hiện có 38 lò bánh tráng. Trong đó thôn Bình An có đến 27 lò; chỉ có 1 lò làm bánh tráng công nghiệp, còn lại đều sản xuất thủ công.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhịp độ sản xuất bánh tráng thủ công có chậm lại. Đơn đặt hàng của các tiểu thương ở chợ truyền thống và các tiệm tạp hóa cũng giảm xuống từ 20-30%.

Chỉ đến mùa cuối năm, sức mua của thị trường mới tăng cao trở lại. Người dùng vẫn thích ăn bánh tráng thủ công. Ngày tết, hầu như nhà nào cũng phải chuẩn bị sẵn từ 100-200 bánh tráng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đợt dịch bệnh, nguồn trấu và củi đốt có phần thiếu hụt. Công lao động phụ việc ngày tết cũng tăng cao hơn.

Vì thế giá bán bánh tráng bán ra thị trường dao động từ 180.000-200.000 đồng/100 bánh; tăng khoảng 10% so với ngày thường.  

Bà Nguyễn Thị Xuân Diệu trải bánh ra phên để chuẩn bị phơi nắng. Ảnh: Lâm Khoa

Bà Nguyễn Thị Xuân Diệu trải bánh ra phên để chuẩn bị phơi nắng. Ảnh: Lâm Khoa

Ông Lê Thành Tâm - Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Chính cho biết, bánh tráng thủ công không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân trong xã mà còn đưa đi các địa phương lân cận.

Nhất là trong những ngày cận tết, nhu cầu tăng rất cao. Làng nghề làm bánh tráng thủ công Bình An luôn tất bật cho kịp các đơn hàng mà khách đã đặt trước.

"Sản phẩm truyền thống của làng nghề vẫn duy trì và phát triển trong nhịp sống hối hả là điều đáng trân quý", ông Tâm chia sẻ.

Gắn bó với nghề làm bánh tráng 

Nghề làm bánh tráng ở An Ngãi (huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đến nay đã gần 100 năm. Qua nhiều thế hệ mẹ truyền con nối, từ vài hộ làm nghề, đến nay xã An Ngãi đã có hàng trăm hộ làm nghề.

Bà Phan Thị Nhung ở xã An Ngãi gắn bó với nghề làm bánh tráng đã hơn 40 năm. Dù tuổi cao nhưng đến nay, bà vẫn tự tay xay bột, tráng bánh để kịp phơi nắng.

Dụng cụ làm nghề làm bánh tráng thủ công truyền thống ở An Ngãi (huyện Long Điền). Ảnh: Trần Khánh

Dụng cụ làm nghề làm bánh tráng thủ công truyền thống. Ảnh: Trần Khánh

Mỗi ngày, bà Nhung tráng khoảng 2.000 bánh, chủ yếu là bánh tráng ớt để bỏ mối cho các thương lái trong và ngoài tỉnh.

Để tạo ra được những chiếc bánh thơm ngon, người làm bánh phải tỉ mỉ trong từng công đoạn. "Từ việc cân bột, xay bột đến tráng bánh phải chính xác và đều tay", bà Nhung nói.

Rời làng nghề bánh tráng ở xã An Ngãi, màu trắng của những phên bánh tráng vẫn lấp lóa trên những con đường như vẫy chào du khách.

Còn nếu đến với làng nghề bánh tráng Chà Là (huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh), màu đỏ hồng của những chiếc bánh tráng phơi sương lại khiến du khách chỉ nhìn thấy là muốn ăn ngay.

Nhiều làng nghề bánh tráng ở Tây Ninh vẫn duy trì phương thức sản xuất thủ công. Ảnh: Trần Khánh

Nhiều làng nghề bánh tráng ở Tây Ninh vẫn duy trì phương thức sản xuất thủ công. Ảnh: Trần Khánh

Bà Lê Thị Thúy Loan ở ấp Ninh Hưng 1 (xã Chà Là) theo nghề truyền thống đã hơn 25 năm. Bà Loan kể, bánh tráng dẻo chay và bánh tráng dẻo mặn là 2 loại bánh đặc trưng của làng bánh tráng Chà Là.

Trong niềm tự hào của người dân làng nghề, sương mù từ đỉnh núi Bà Đen như được tẩm ướp thêm nhiều hương hoa, thảo dược của núi đồi, rồi tràn xuống các xóm ấp dân cư quanh chân núi.

"Bánh tráng Chà Là ngon, lạ một phần cũng vì phơi sương. Và cũng chính sương giá núi Bà Đen mới đem đến cho bánh tráng nơi này phong vị riêng", bà Loan nói.

Nghề làm bánh thủ công vốn nhiều cực nhọc. Từ mờ sáng, người dân đã thức giấc, chuẩn bị các nguyện vật liệu để tráng bánh, rồi phơi bánh cho kịp nắng.

Một ngày lao động chỉ kết thúc khi những mẻ bánh tráng đã được tắm đẫm sương đêm. Khi đó, bánh tráng mới dẻo, thơm.

Người dân đem bánh tráng phơi nắng xong đợi chiều xuống lại đem phơi sương. Ảnh: Trần Khánh.

Người dân đem bánh tráng phơi nắng xong đợi chiều xuống lại đem phơi sương. Ảnh: Trần Khánh.

Bà Loan cho biết, nghề làm bánh tráng bây giờ đã có máy móc phụ trợ. Thế nhưng, bánh tráng thủ công vẫn có chỗ đứng trong nhịp sống hiện đại.

Bánh tráng dẻo chay, bánh tráng dẻo mặn với màu đỏ hồng đặc trưng đến nay vẫn được khách hàng ưa chuộng bởi cách làm thủ công, với vị ngon truyền thống.

Nhà bà Loan có 2 lò bánh tráng. Mỗi ngày bà làm được khoảng 80kg bánh. Và mỗi ngày, bánh của bà đều có thương lái đến lấy mà không cần phải đem đi chào bán ở đâu xa. 

"Nhất là trong những ngày tháng Giêng, khách du lịch đi du xuân nhiều, cũng là mùa bánh tráng bán chạy nhất", bà Loan nói.

Ông Huỳnh Văn Pháp - Chủ tịch Hội Nông dân xã Chà Là cho biết, làng nghề trong xã hiện còn khoảng 80 hộ, đa số vẫn làm bánh tráng thủ công.

"Qua hàng chục năm tồn tại với bao thăng trầm, giờ đây, bánh tráng Chà Là đã được nhiều người biết đến. Bằng tình yêu nghề, nhiều gia đình vẫn đang nỗ lực giữ lửa cho làng nghề", ông Pháp chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch đường thủy mới

TP.HCM sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch đường thủy mới

TP.HCM sẽ có thêm nhiều sản phẩm du lịch đường thủy mới trong năm nay. Các tuyến mới kết nối đa dạng, đưa du khách trải nghiệm thêm du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch thể thao…

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn

Độc đáo chợ Ramadan của người đạo Hồi giữa lòng Sài Gòn

Cứ đến dịp lễ Radaman, một khu chợ của người đạo Hồi tại quận 8 lại hoạt động sôi nổi. Đồ ăn, thức uống, phụ kiện, quần áo và nhiều sản phẩm khác được bày bán.

Thưởng thức 400 đặc sản, món nào cũng ngon tại lễ hội ẩm thực đang diễn ra ở TP.HCM

Thưởng thức 400 đặc sản, món nào cũng ngon tại lễ hội ẩm thực đang diễn ra ở TP.HCM

400 món ăn đặc sản của cả nước, từ dân dã cho đến những món cầu kỳ đang có mặt và phục vụ thực khách tại Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon Saigontourist Group đang diễn ra tại TP.HCM.

"Ước mình cùng bay" - phim của người Việt, cho người Việt

"Ước mình cùng bay" - phim của người Việt, cho người Việt

Ngay cách gọi tên "phim của người Việt, cho người Việt" đã cho thấy bao trùm là một sự bảo thủ của người viết. Là vì giữa thời buổi hội nhập, giao thoa văn hóa và phương thức sáng tác càng hiện đại, càng góp phần đưa xã hội đi về phía tương lai mà bảo thủ là coi bộ hơi kì rồi, nhưng xin phép một lần vậy.

Cuối tuần này đến Tây Ninh xem bắn pháo hoa và màn trình diễn nghệ thuật 3D hấp dẫn

Cuối tuần này đến Tây Ninh xem bắn pháo hoa và màn trình diễn nghệ thuật 3D hấp dẫn

Tối 30/3, tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc sắc với màn trình diễn 3D mapping và bắn pháo hoa dài 15 phút. Cùng ngày, du khách còn được tham gia lễ dâng đăng mừng Lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sanh.

Cơm muối Hoàng cung và loạt món ăn tiến vua sắp được giới thiệu tại TP.HCM

Cơm muối Hoàng cung và loạt món ăn tiến vua sắp được giới thiệu tại TP.HCM

Lễ hội Văn hóa Ẩm thực, Món ngon tại TP.HCM năm nay lần đầu quy tụ cơm muối Hoàng cung và nhiều món ăn tiến vua thời xưa, được trình diễn, phục vụ khách tham quan.