Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch "khó có thể bỏ qua"

Trần Phương Ngọc Linh Thứ sáu, ngày 09/04/2021 14:30 PM (GMT+7)
Nghề dệt lụa ở Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội), từ lâu đã nổi tiếng bởi nét tài hoa của những nghệ nhân làng nghề. Mặc dù bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19, nhưng với sự nhanh nhạy, chuyển đổi mới trong kinh doanh, khiến làng Vạn Phúc đang trở lại với lượng khách du lịch trong nước tăng lên từng ngày.
Bình luận 0

Nếu như vài năm trước, khách du lịch đến Vạn Phúc thường rơi vào cảm giác hụt hẫng vì "không biết xem gì", thì nay, Vạn Phúc trở thành địa phương tiêu biểu về "Làng nghề - làng cách mạng - làng du lịch văn hóa". Bằng các biện pháp đẩy mạnh phát triển du lịch, người dân làng Vạn Phúc đang nỗ lực trở lại sau Covid-19.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 1.

Cổng làng Vạn Phúc được trang trí với mô-típ cổ điển khá đẹp mắt

Thậm chí, người làng đã tự đặt tên cho một số con phố trong làng. Con phố độc đáo mang tên Phố Lụa, đây là con phố của hàng chục cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm lụa, may đo tại chỗ rất nhanh, đẹp và rẻ.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 2.

“Con đường tơ lụa”, một trong những điểm nhấn giới thiệu về sản phẩm đặc trưng của làng nghề.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 3.

Với gu thẩm mỹ khá đặc sắc và trẻ trung, làng Vạn Phúc đã trở thành một trong những nơi các bạn trẻ đến tham quan chụp ảnh “check in”.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 4.

Đường vào làng cũng được trang trí theo nhiều phong cách, từ cổ điển, cho đến hiện đại, thơ mộng, nhằm thu hút nhiều hơn đối tượng khách du lịch trẻ tuổi.

Bên cạnh đó, những mô hình thể hiện kiểu cách dệt lụa truyền thống đã được khôi phục, nhằm phục vụ cho khách tham quan có cái nhìn sâu hơn về truyền thống của làng nghề nơi đây.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 5.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 6.

Bên cạnh phát triển du lịch, hàng năm, làng Vạn Phúc vẫn xuất khẩu đi một lượng lớn các sản phẩm may mặc. Người dân trong làng đã biết nâng cao may móc hiện đại để số lượng sản phẩm nhưng vẫn giữ lại nét truyền thống trong hoa văn may mặc.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 7.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 8.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 9.

Một số người lớn tuổi trong làng vẫn cố gắng duy trì phương thức dệt truyền thống kết hợp với máy móc hiện đại, để đưa ra những sản phẩm độc đáo.

Mặc dù vài năm trước, sản phẩm lụa giá rẻ từ nước ngoài ồ ạt tràn vào khiến làng lụa Vạn Phúc bị cạnh tranh dữ dội, thậm chí, có những cửa hàng tại đây cũng nhập những sản phẩm giá rẻ trên để bán. Thế nhưng, sau đó, nhờ sự nỗ lực của các gia đình có truyền thống, sản phẩm lụa "xịn" từ Vạn Phúc vẫn có chỗ đứng, được người tiêu dùng tìm đến tận nơi để mua.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 10.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 11.

Nhận thức rõ về việc, nếu không duy trì được sự độc đáo và "chất" riêng của lụa Vạn Phúc, thì làng nghề sẽ đi vào ngõ cụt, các nghệ nhân của làng đã dần khôi phục cách dệt truyền thống, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, hướng đến phân khúc khách hàng "khó tính", có lựa chọn.

Đây chính là hướng đi bền vững mà làng nghề Vạn Phúc đang hướng tới.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 12.

Thành quả là những sản phẩm đẹp mắt khác nhau, phổ biến nhất là các loại khăn, cà-vạt, quần, áo, ví, túi xách, khăn trải bàn... cùng nhiều vật dụng trang trí khác.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ truyền thống trăm năm đến sức bật của một điểm du lịch « khó có thể bỏ qua » - Ảnh 13.

Sản phẩm cao cấp từ lụa Vạn Phúc, chiếm được lòng tin của khách hàng. Chính vì thế, mặc dù có những sản phẩm có giá bán rất cao, nhưng người tiêu dùng vẫn ưa chuộng.

Làng Vạn Phúc đã có trăm năm lịch sử phát triển. Sản phẩm lụa Vạn Phúc từng được đánh giá là "đệ nhất tinh xảo", từng phục vụ các tầng lớp vua chúa cung đình. Giống như bao làng nghề khác, Vạn Phúc cũng đã trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước. Quá trình đô thị hóa cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến nét cổ xưa của làng nghề. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của người Vạn Phúc, làng nghề này đang ngày một hồi sinh và đứng vững trên thị trường.



 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem