![]() |
Rác thải chôn lấp, không qua xử lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại môi trường. Ảnh: IT. |
Trao đổi tại hội thảo “Thúc đầy nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải khí carbon tại Việt Nam - từ kinh nghiệm của Thụy Điển” sáng 12/11 tại Hà Nội, bà Ann Mawe, Đại sứ Thụy Điển đánh giá: Kinh tế Việt Nam đang có sự phát triển mạnh trong những năm gần đây, tuy nhiên tương tự như nhiều quốc gia, Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới liên quan đến chất lượng không khí, nước và thu gom rác thải.
Báo cáo từ Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam gần đây, lượng chất thải trên cả nước phát sinh khoảng 12,8 triệu tấn/năm. Tốc độ gia tăng trung bình mỗi năm khoảng 12%.
Theo thống kê, lượng rác thải của Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm tới, là một trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm không khí.
Trong khi đó, tỷ lệ tái chế rác thải của Việt Nam chỉ đạt dưới 10% tổng lượng chất thải. Một lượng chất thải đáng kể đang được chôn trực tiếp tại các bãi chôn lấp hoặc xả ra biển. Việt Nam đứng thứ 17 trên thế giới vả thứ 5 châu Á về ô nhiễm chất thải nhựa đại dương, thải ra hơn 500.000 tấn mỗi năm vào đại dương.
![]() |
Các chuyên gia trao đổi tại hội thảo. Ảnh: Đức Hiệp. |
Trước thực tế trên, vấn đề phát triển kinh tế tuần hoàn (là xu hướng phát triển bền vững nhằm ứng phó với sự cạn kiệt của tài nguyên và ô nhiễm môi trường) đang được xem là xu hướng phát triển bền vững trên thế giới hiện nay. Việc chuyển từ mô hình kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn có thể giúp các quốc gia ứng phó với sự cạn kiệt tài nguyên và tình trạng ô nhiễm môi trường.
Các chuyên gia tại hội thảo nhận định, một trong những trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong việc áp dụng mô hình này đó là vấn đề quản lý thu gom và tái chế tài nguyên rác, được coi lả nguyên liệu đầu vào trong mô hình kinh tế tuần hoàn. Do đó, Việt Nam có thể tham khảo mô hình phát triển của các quốc gia tiên tiến nhằm cải thiện tình hình.
Hiện nay, Thụy Điển được biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới về quản lý và tái chế chất thải. Lượng chất thải sinh hoạt gia đình được táí chế đâ tăng từ 38% vào năm 1975 lên 99% hiện nay và chỉ còn 1% chất thải được chuyển đến các bãi rác. Rất nhiều chất thải được tái chế và sử dụng cho các mục đích khác như khí sinh học và năng lượng. Thụy Điển hiện đã trở thành một nhà nhập khẩu chất thải với trên 2,3 triệu tấn chất thải được nhập khẩu mỗi năm.
Đại sứ Thụy Điển Ann Mawe nhấn mạnh: Trong nền kỉnh tế tuần hoàn, chúng ta nên coi mọi thứ đều là nguồn tài nguyên và rác cũng là tài nguyên. Những doanh nghiệp đã triển khai mô hình này đang dần minh chứng cho hiệu quả chi phí của việc tái sử dụng tài nguyên so với khai thác mới từ đầu. Từ đó, cắt giảm chi phí sản xuất cũng như hạ giá thành sản phẩm và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
“Tôi mong rằng điều này sẽ tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam”, Đại sứ Ann Mawe nói, đồng thời cho hay nhờ ý thức bảo vệ môi trưởng của người dân, sự khuyến khích của chính phủ cũng như hệ thống thu gom rác hiệu quả, Thụy Điển đã đạt được nhiều tiến bộ lớn trong “cuộc cách mạng tái chế” hơn hai thập kỷ qua.
Tại hội thảo, ông Jeffrey Fielkow, Giám đốc Điều hành Tetra Pak Việt Nam cho rằng không nên xem các vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu hay rác thải một cách riêng lẻ, mà cần phải nhìn nhận các vấn đề trong một tổng thể thống nhất. Để giải quyết được vấn đề này, cần phải đạt được mô hình kinh tế tuần hoàn mở trong đó không chỉ là vấn đề tái chế, tái sử dụng mà còn phải tính cả tác động của carbon trong nguyên liệu và sản xuất.
“Điều đó có nghĩa là chúng ta phải cố cái nhìn xa hơn là sản phẩm để giải quyết những tác động của việc kinh doanh”, ông Jeffrey Fielkow nói. Thời gian qua Tetra Pak đã có nhiều nhiều sáng kiến bảo vệ môi trường như sản phẩm hộp giấy đựng thực phẩm lỏng của hãng được sản xuất từ nguồn rừng tái sinh và có kiểm soát, được dán nhân chứng nhận bảo vệ rừng FSC (Forest Stewardship Council - Hội đồng Quản lý rừng thế giới). Gần đây hãng đã bắt đầu thử nghiệm ống hút giấy dùng cho các sản phẩm đồ uống đóng hộp tại châu Âu.
Tại hội thảo, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay thời gian qua Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng rác thải để tạo điều kiện phát triển kinh tế tuần hoàn.
Năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025” với mục tiêu sử dụng bền vững tài nguyên, năng lượng, phát triển dịch vụ môi trường cơ bản đáp ứng nhu cầu của xã hội về xử lý nước thải, chất thải, phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm…
Để phát triển hiệu quả nền kinh tế tuần hoàn, ông Võ Tuấn Nhân cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề cần đi đầu và nhận thức của người dân cũng cần được nâng cao trong vấn đề bảo vệ môi trường. Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp về công nghệ, giải pháp chính sách… để thúc đẩy hiệu quả kinh tế tuần hoàn.
Gửi bình luận