Thứ bảy, 20/04/2024

Kỳ vọng dòng vốn ngoại sớm đảo chiều quay lại trong năm 2022

15/02/2022 6:30 PM (GMT+7)

Năm 2022, kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ sớm quay trở lại Việt Nam do chính sách tiền tệ, tài khóa phân kỳ của Việt Nam cũng như thế giới, và tỷ giá ổn định .

Quỹ ngoại quay lại giải ngân giai đoạn đầu năm tại Việt Nam

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giao dịch các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) tích cực nhờ đóng góp từ các quỹ ngoại. Giao dịch ETF tích cực trở lại khi các quỹ ETF ngoại đẩy mạnh tăng vốn trong tháng đầu năm.

Theo dữ liệu từ SSI Research, lực mua chủ yếu đến từ quỹ Fubon ETF (+1.140 tỷ đồng), bên cạnh các quỹ Premia Vietnam ETF (+12 tỷ đồng) và SSIAM VNFIN Lead (+152 tỷ đồng). Ngược lại, có 3 quỹ bị rút ròng là VFM VN30 ETF (-334 tỷ đồng) và VFM VNDiamond ETF (-21 tỷ đồng), FTSE Vietnam ETF (-12 tỷ đồng). Như vậy, các quỹ ETF đã mua ròng tổng cộng 938 tỷ đồng trong tháng 1/2022 sau khi rút ròng trong 2 tháng liên tiếp.

Kỳ vọng dòng vốn ngoại sớm đảo chiều quay lại trong năm 2022 - Ảnh 1.

Cùng với đó, dòng tiền từ các quỹ chủ động tiếp tục cải thiện trong tháng 1/2022 trên thị trường Việt Nam. Các quỹ chủ động có diễn biến tích cực hơn, khi mua ròng 461,7 tỷ đồng, tập trung vào tuần giao dịch trước Tết Nguyên đán. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có nhịp điều chỉnh tương đối mạnh trong tháng 1 và giúp định giá thị trường trở nên hấp dẫn hơn và thu hút dòng tiền khối ngoại. Điều này giúp khối ngoại chuyển hướng mua ròng trên thị trường chứng khoán, nếu loại trừ giao dịch đột biến của MSN vào ngày 19/1. Cụ thể, trong tháng 1, khối ngoại mua ròng 2.071 tỷ đồng, trong đó tập trung giải ngân vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Trong khi đó, trên thế giới, dòng vốn cổ phiếu hồi phục ở cả hai thị trường phát triển và mới nổi. Xu hướng hồi phục của dòng vốn cổ phiếu toàn cầu tương đối đồng đều khi ở cả hai thị trường phát triển và mới nổi đều ghi nhận mức mua ròng đột biến. Cụ thể, tại thị trường phát triển, tổng giá trị mua ròng ghi nhận là 79,9 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với tháng 12/2021.

Kỳ vọng vốn ngoại sẽ sớm quay lại Việt Nam

Sang năm 2022, các chuyên gia của SSI Research kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ sớm quay trở lại Việt Nam với sự phân kỳ của chính sách tiền tệ/tài khóa của Việt Nam, cũng như thế giới và sự ổn định của tỷ giá. Đồng VND sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh của mình, trong bối cảnh các đồng tiền khác trong khu vực sẽ chịu áp lực mất giá do USD tăng giá (FED tăng lãi suất).

Bên cạnh đó, các chuyên gia này cũng quan sát thấy xu hướng giao dịch của khối ngoại tại các quốc gia trong khu vực có tín hiệu đảo chiều từ cuối năm 2021.

Kỳ vọng dòng vốn ngoại sớm đảo chiều quay lại trong năm 2022 - Ảnh 2.

Trước mắt, thị trường chứng khoán Việt Nam chuẩn bị chào đón thêm một quỹ đầu tư đến từ Đài Loan là quỹ Jih Sun Vietnam Opportunity Fund (JSV Fund). JSV Fund đã tiến hành IPO từ ngày 10/1/2022 với số vốn huy động ước tính khoảng 6 tỷ Đài tệ (tương ứng 5.000 tỷ đồng). Quỹ đã chính thức giao dịch trên thị trường chứng khoán vào ngày 26/1/2022.

Ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDIRECT, cũng kỳ vọng dòng tiền khối ngoại sẽ tích cực hơn trong năm 2022 (so với giai đoạn 2020 - 2021) nhờ nhiều yếu tố.

"Tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt hơn nhờ hoàn thành tiêm chủng vắc-xin cho người dân. Việt Nam nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế từ đầu năm 2022, tạo điều kiện tiếp cận thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Triển vọng TTCK vẫn duy trì tích cực nhờ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết duy trì ở mức cao (EPS sàn HOSE dự báo tăng trưởng 23% trong năm 2022) và định giá thị trường vẫn hấp dẫn (P/E dự phóng VN-Index năm 2022 xấp xỉ 14 lần). Việt Nam duy trì nới lỏng chính sách tài khóa để ưu tiên thúc đẩy phục hồi kinh tế" - ông Đinh Quang Hinh phân tích.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu SCB từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động.

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).