Thứ tư, 24/04/2024

KOL, KOC & Brand Ambassador, đâu là lựa chọn cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp?

02/05/2022 1:00 PM (GMT+7)

Khi nhắc đến mảng marketing trực tuyến tại thị trường có sức ảnh hưởng lớn như Hàn Quốc, các cụm từ như KOL, KOC và Brand Ambassador thu hút khá nhiều sự quan tâm. Vậy sự khác biệt giữa KOL, KOC và Brand Ambassador là gì? Làm thế nào để xác định những yếu tố này trong một chiến lược marketing?

KOL (Key Opinion Leader)

KOL là thuật ngữ dùng để chỉ những người có tầm ảnh hưởng đến một cộng đồng nhất định và có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó. Họ có khả năng lãnh đạo hoặc định hướng quan điểm.

KOL, KOC & Brand Ambassador, đâu là lựa chọn cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp? - Ảnh 1.

Ở phương Tây, KOL thường là người có tiếng nói, sức ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội, họ có thể là một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu chuyên môn về sản phẩm, dịch vụ liên quan đến lĩnh vực họ đang hoạt động.

Ngoài ra, KOL luôn được các nhóm lợi ích liên quan như doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên kết hợp tác. Bởi với sức ảnh hưởng và chuyên môn của mình, các KOL hoàn toàn có thể tác động đến hành vi của người tiêu dùng.

KOC (Key Opinion Consumer)

KOC chính là khách hàng, người trực tiếp trải nghiệm sản phẩm dịch vụ, sau đó có khả năng tác động lên hành vi mua sắm của những người dùng khác. Khác với KOL, KOC có thể là bất kỳ cá nhân nào trên mạng xã hội.

KOL, KOC & Brand Ambassador, đâu là lựa chọn cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp? - Ảnh 2.

 

Nói một cách dễ hiểu, KOC cũng là một trong những khách hàng cùng trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Nhưng điều khác biệt của KOC so với khách hàng bình thường là họ có khả năng đưa ra đánh giá hay nhận xét. Yếu tố này sau đó sẽ mang tính chất tham khảo cho những khách hàng khác khi quyết định có nên lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ đó hay không.

Brand Ambassador (đại sứ thương hiệu)

Đại sứ thương hiệu đơn giản là những cá nhân nổi tiếng được tổ chức doanh nghiệp thuê với mục đích quảng bá thương hiệu. Một đại sức chuyên nghiệp phải biết cách thúc đẩy nhận diện thương hiệu đối với khách hàng. Từ đó, hỗ trợ cải thiện doanh số bán hàng.

KOL, KOC & Brand Ambassador, đâu là lựa chọn cho chiến dịch marketing của doanh nghiệp? - Ảnh 3.

Các đại sứ thương hiệu thường sở hữu lượng fan hâm mộ tương đối lớn, họ là người hưởng lợi trực tiếp từ việc sử dụng sản phẩm dịch vụ cũng như quảng bá thương hiệu. Mỗi đại sứ thương hiệu không chỉ làm nhiệm vụ thu hút người tiêu dùng mà còn liên kết với thương hiệu về mặt hình ảnh.

Đại sứ thương hiệu đại diện cho bản sắc thương hiệu trên phương diện hình ảnh. Chính vì vậy người được chọn làm đại sứ thương hiệu phải thể hiện mức độ chuyên nghiệp trong công việc lẫn đời sống.

Mức độ cần thiết và chi phí cho KOL, KOL và Brand Ambassador

Khi nắm rõ sự khác biệt cơ bản giữa KOL, KOC và Brand Ambassador, doanh nghiệp chắc hẳn cũng phần nào nhận thấy tầm quan trọng của họ trong mỗi chiến dịch marketing.

Nói về KOL, đây là người có chuyên môn và sức ảnh hưởng nhất định, thế nhưng trong mắt khách hàng họ vẫn chỉ là người được thuê để quảng bá. Ý kiến của nhóm đối tượng này vẫn có tính chất tham khảo với khách hàng nhưng lại không trực tiếp tác động đến nhận thức như KOC.

Xét về mức độ tạo tin tưởng của khách hàng, KOC sẽ là đối tượng được nhiều khách hàng quan tâm hơn. Bởi KOC sẽ chính là người trực tiếp sử dụng sản phẩm và dịch vụ, sau đó đưa ra đánh giá.

So với KOL và KOC thì đối tượng còn lại là Brand Ambassador luôn sở hữu lượng fan hâm mộ và lượng người quan tâm, theo dõi lớn hơn. Việc sử dụng KOL hay KOC sẽ tùy thuộc vào tầm nhìn dài hạn của mỗi thương hiệu. Còn nếu xét về chi phí đầu tư, Brand Ambassador sẽ báo giá theo từng trường hợp cụ thể.

Trong mỗi chiến lược marketing, 3 yếu tố này đều giữ một vai trò riêng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhận thức khách hàng. Dựa vào các yếu tố và mục tiêu mà doanh nghiệp có thể chọn lựa giữa KOL, KOC hoặc Brand Ambassador để triển khai hoạt động marketing.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Quý I năm nay, mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%).

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước

Chứng khoán lại dò "đáy"

Chứng khoán lại dò "đáy"

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/4) lại giảm tới 12,82 điểm (-1,08%), xuống 1.177,4 điểm.

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 23/4.

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Giá vàng lao dốc trước phiên đấu thầu

Trước khi bước vào phiên đấu thầu chính thức lúc 9h sáng nay (23/4), giá niêm yết của vàng bất ngờ lao dốc.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/4): Thị trường tăng điểm trở lại, vì sao nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (23/4): Thị trường tăng điểm trở lại, vì sao nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân?

Nhà đầu tư nên tận dụng những phiên phục hồi cơ cấu lại danh mục, chỉ giữ lại những cổ phiếu vẫn giữ được xu hướng tăng giá, hạn chế giải ngân mua mới cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.