Thứ bảy, 27/04/2024

Kinh nghiệm cay đắng từ sai lầm chi tiêu

10/01/2023 1:00 PM (GMT+7)

Không biết tiền của mình đi đâu, tiêu nhiều hơn kiếm được... là những sai lầm khiến nhiều bạn trẻ tiếc nuối trong năm 2022 vừa qua.

Kinh nghiệm cay đắng từ sai lầm chi tiêu - Ảnh 1.

Gần tới Tết Nguyên đán, kỳ nghỉ lễ dài ngày được mong chờ nhất năm nhưng cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người vì không biết khoản tiền thưởng và lương của mình có đủ để chi tiêu. Và cũng theo một cách nào đó, trong cả một năm nay khi tổng kết lại sẽ thấy có những sai lầm trong chi tiêu mà nhiều người cảm thấy "ngớ ngẩn" nhưng cũng có những sai lầm giúp họ có thêm được bài học tài chính xương máu. 

Tổng kết lại một năm 2022 với nhiều biến động trong kinh tế, 3 bạn trẻ dưới đây nhận ra bản thân học được nhiều điều hơn là mất. Từ những sai lầm chi tiêu mà bản thân vướng phải để rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong năm mới. 


Tốn quá nhiều tiền cho ăn uống

Tổng kết chi tiêu 2022: Người trẻ chia sẻ kinh nghiệm cay đắng từ sai lầm chi tiêu - Ảnh 1.

Quỳnh Trang sinh năm 1996, hiện đang sống và làm việc ở Hà Nội. Ảnh: NVCC.

Cuộc sống độc thân là lý do duy nhất để Quỳnh Trang sinh năm 1996, hiện đang sống và làm việc ở Hà Nội nói về việc bản thân đã tốn quá nhiều tiền cho việc ăn uống ở bên ngoài. 

Mỗi ngày Trang thường đặt ít nhất 2 bữa ăn bên ngoài, 1 loại nước uống như trà sữa hay trà hoa quả. Chi phí rơi vào khoảng 150 - 200 nghìn/ngày. 

Trang cứ nghĩ rằng sống độc thân thì việc ăn ở ngoài giúp tiết kiệm hơn. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Bởi bất cứ thứ gì mua ở các cửa tiệm cộng thêm tiền vận chuyển thì sẽ đều đắt hơn là tự nấu ở nhà. Tháng cao điểm Trang tốn tới 9 triệu chỉ tính riêng tiền ăn uống. 

Chi phí này Trang thoạt nghĩ thì cũng không phải quá trầm trọng. Nhưng cuối năm nhìn lại nếu cộng dồn từ tháng này này qua tháng nọ thì lại thành khoản lãng phí lớn. Nếu tiết kiệm được khoản phí đó mang đi đầu tư thì 1 đẻ ra 10, nghĩa là lãng phí 1 đồng trong khoản này không phải mất đi 1 đồng mà mất đi 10 đồng trong tương lai. 

"Năm mới mình nghĩ sẽ phải cải thiện điều này. Không hẳn là từ bỏ nhưng có nhiều cách để khắc phục khoản phí này không bị quá cao. Ví dụ như chăm chỉ đi chợ hơn để mua đồ ăn cho cả tuần, để tủ lạnh rồi nấu ăn dần cũng là tiết kiệm. 

Dành ra một khoản riêng sau khi lĩnh lương mỗi tháng cho tiền uống trà sữa rồi để vào phòng bì, dùng hết là thôi, chứ không tiêu xài hoang phí, đợi tới tháng sau có lương dùng tiếp. Đây là suy nghĩ những cách chi tiêu ít tốn kém hơn mà vẫn đảm bảo giá trị mà mình đã nghĩ ra để áp dụng cho năm tới", Trang chia sẻ.

Tin rằng mua sắm "bạt mạng" để đầu tư vào hình thức sẽ được mọi người coi trọng

Tổng kết chi tiêu 2022: Người trẻ chia sẻ kinh nghiệm cay đắng từ sai lầm chi tiêu - Ảnh 2.

Hà Nguyễn, sinh năm 1998 ở Mê Linh. Ảnh: NVCC.

Hà Nguyễn, sinh năm 1998 ở Mê Linh đã mua đồng hồ, quần áo đắt tiền, xe máy xịn, iPhone 13, mỹ phẩm từ những thương hiệu lớn trong năm nay. Toàn bộ những món đồ này tiêu tốn tới hàng chục triệu của cô.

Bởi Hà nghĩ rằng sau hơn 1 năm đi làm thì với sự đầu tư như vậy, bản thân sẽ được đồng nghiệp đánh giá cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng của kinh tế giá cả leo thang, trong khi lương của Hà thì vẫn giậm chân tại chỗ. Tới cuối năm khi gần đến Tết, suy nghĩ về khoản tiền cần tiêu khiến Hà chợt nhận thấy bản thân chẳng có gì. 

"Càng gần đến Tết thì mình càng hoảng sợ bởi mức chi tiêu lớn khiến bản thân không dư dả được đồng nào. Chờ lương thưởng thì mua sắm quá gấp gáp, ra Tết cũng còn rất nhiều khoản phải chi tiêu. 

Nhiều đồng nghiệp của tôi cũng góp ý rằng những thứ thực sự quan trọng là những gì tôi đạt được trong công việc, tôi không nhất thiết phải ăn vận quá đắt tiền. Tất nhiên, hình thức cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn là khả năng làm việc, có chăm chỉ không, có kỹ năng tốt không... Đây mới là những điều đồng nghiệp đánh giá cao ở tôi", Hà chia sẻ thêm.

Trong năm tới, Hà sẽ cố gắng thay đổi cách chi tiêu này. Giảm mua sắm quần áo đầu tiên, tiếp theo là học cách sống biết đủ để cải thiện tài chính và giảm các khoản chi tiêu thừa thãi đi. 


Mua nhiều món đồ đắt tiền bằng thẻ tín dụng

Mua những thứ đắt tiền bằng thẻ tín dụng và không tiết kiệm được tiền là vấn đề mà Mai Nguyễn (sống tại TP HCM) đang gặp phải. Trong năm nay đã nhiều lần Mai mua dễ dàng một thứ nào đó dù trong tài khoản thanh toán có tiền hay không, bởi cô áp dụng hình thức quẹt thẻ tín dụng.

Mới dùng thẻ tín dụng Mai quan điểm rất đơn giản: "Mình kiếm được nhiều tiền, ít nhất là so sánh với mức lương mà bố mẹ đã làm được khi cũng ở độ tuổi này. Mình còn tự tin là sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai. Nên tại sao mình không được mua những món đồ mình yêu thích? Chỉ nửa tháng hoặc vài ngày nữa là nhận lương, mình sẽ có tiền để thanh toán tiền trong thẻ tín dụng rồi".  

Tổng kết chi tiêu 2022: Người trẻ chia sẻ kinh nghiệm cay đắng từ sai lầm chi tiêu - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Thế nhưng vấn đề xảy ra là khi Mai tiêu nhiều tiền hơn là kiếm được. Nợ tín dụng gia tăng và Mai phải gò lưng ra trả. Điều đó khiến Mai hoảng sợ và nhận ra rằng việc chi tiêu không có kế hoạch, thiếu sự tích lũy ảnh hưởng tới bản thân như thế nào.

"Cả 1 năm làm việc mà mình không tiết kiệm được đồng nào. Điều đó thật đáng trách. Trong năm tới nhất định mình sẽ lập ngân sách chi tiêu, lên kế hoạch cụ thể cho những thứ cần mua sắm, cắt bớt những thứ không cần thiết. Đặc biệt, hạn chế hoặc cắt thẻ tín dụng để giảm những khoản tiền mua trước trả sau", Mai tổng kết. 

Có thể thấy việc chi tiêu trong một năm với mỗi người đều sẽ khác nhau. Có thể một năm 2022 bạn gặt hái được nhiều thành công trong công việc, mức thu nhập ổn định nhưng nếu không biết cách quản lý chi tiêu thì vẫn sẽ thất thoát tiền bạc. Nếu phát hiện bản thân còn vấp phải những sai lầm chi tiêu nào, ghi chép và chỉnh sửa nó vào năm mới bạn nhé. 

Theo Phụ nữ Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Quyền CEO Eximbank nói "rút kinh nghiệm sâu sắc" vụ chủ thẻ tín dụng bị ghi nợ hơn 8,8 tỷ đồng

Trả lời cổ đông tại đại hội về sự vụ gần đây liên quan đến chủ thẻ thẻ tín dụng nợ hơn 8,8 tỷ đồng sau 11 năm, ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền CEO Eximbank cho biết đây là một bài học lớn.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Hệ thống KRX lại "lỗi hẹn" vận hành vào ngày 2/5 tới, vì sao?

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng chưa đủ cơ sở để chấp thuận đề nghị của HoSE đưa hệ thống KRX vào vận hành chính thức vào 2/5 tới.

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

HDBank lần đầu “bật mí” chi tiết về sức khỏe HD SAISON

Tính đến 31/12/2023, tổng tài sản của HD Saison đạt 17.593 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng đạt 16.086 tỷ đồng. Hệ số an toàn vốn (CAR) tỷ lệ an toàn vốn cuối năm 2023 là 22,5%, cao hơn 13,5% so với quy định tối thiểu 9,0% của Ngân hàng Nhà nước.