Thứ tư, 01/05/2024

Kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt kỷ lục, Mỹ càng khó 'tách rời' Trung Quốc

09/12/2022 1:14 PM (GMT+7)

Bất chấp lời kêu gọi "tách rời", kim ngạch thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc trong 10 tháng của năm 2022 vẫn đạt kỷ lục.

Bộ Thương mại Mỹ mới đây công bố Quyết định sơ bộ về cuộc điều tra chống gian lận đối với tế bào và module quang điện. Bốn công ty của Trung Quốc bao gồm Longi, Trina Solar, Canadian Solar và BYD, bị ra phán quyết ban đầu là có hành vi gian lận. Những hành vi này đã liên tục xảy ra sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nổ ra vài năm trước.

Năm kỷ lục về kim ngạch thương mại

Mặc dù một số người ở Mỹ vẫn liên tục kêu gọi Washington "tách rời" Bắc Kinh, nhưng quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 10 tháng của năm 2022 đã chứng minh một thực tế: Kể từ khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc bùng phát đến nay, 2022 đã trở thành năm ghi nhận kỷ lục về kim ngạch thương mại giữa hai nước.

Không những nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc vượt trên tất cả các năm trong lịch sử, mà xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc dự kiến cũng lập kỷ lục lịch sử mới.

Kim ngạch thương mại song phương năm 2022 đạt kỷ lục, Mỹ càng khó 'tách rời' Trung Quốc - Ảnh 1.

ảnh minh họa


9 tháng đầu năm 2022 cho thấy rõ xu hướng thương mại giữa hai nước. Cụ thể, Mỹ đã nhập khẩu 418 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, nhiều hơn 23,7 tỷ USD so với mức kỷ lục hiện tại của cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/11, trong tháng 10, kim ngạch thương mại Mỹ-Trung đạt 59,842 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ 47,018 tỷ USD và nhập khẩu từ Mỹ 12,824 tỷ USD. Trong 10 tháng của năm 2022, kim ngạch thương mại tích lũy giữa hai nước đạt 639,830 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vào tháng Hai, Cơ quan thống kê của Mỹ cho biết, thâm hụt thương mại hàng hóa của nước này với Trung Quốc đã tăng thêm 45 tỷ USD vào năm 2021, tương đương 14,5%, lên 355,3 tỷ USD.

Đây là mức thâm hụt lớn nhất kể từ năm 2018. Sau khi tính toán, có thể kết luận rằng, thâm hụt thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ trong 10 tháng năm nay lên tới 349,314 tỷ USD và thâm hụt thương mại trong tháng 10 là 34,194 tỷ USD.

Theo một dự báo hợp lý dựa trên những dữ liệu này, thâm hụt thương mại cả năm giữa Trung Quốc và Mỹ là khoảng 419,1 tỷ USD. Giáng Sinh là thời gian tiêu dùng cao điểm ở Mỹ, thâm hụt thương mại cả năm giữa Trung Quốc và Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục lên cao.

Năm 2018, thâm hụt thương mại giữa hai nước là 419,2 tỷ USD, lập kỷ lục lịch sử. Đó chính là giai đoạn khởi đầu cuộc chiến thương mại của Washington với Bắc Kinh.

Mỹ tổn thất nhiều hơn

Năm 2018, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Bắc Kinh, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump vẫn phát động cuộc chiến thương mại với nền kinh tế số 1 châu Á. Mỹ công bố áp thuế trừng phạt 25% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trong 4 năm từ 2018-2021, quy mô thương mại giữa hai nước lần lượt là: 633,519 tỷ USD, 541,560 tỷ USD, 586,979 tỷ USD và 755,776 tỷ USD. Có thể thấy, kim ngạch thương mại song phương trong năm 2019 và 2020 thực sự bị ảnh hưởng, nhưng đã phục hồi mạnh mẽ vào năm 2021 và một kỷ lục lịch sử mới sẽ được thiết lập vào cuối năm 2022.

Cuộc chiến thương mại của ông Trump được cho là đã gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ nhiều hơn nền kinh tế Trung Quốc, vì vậy, Tổng thống Biden đã thực hiện “tách rời” có mục tiêu để tối ưu hóa các biện pháp chiến tranh thương mại.

Sau vài năm Mỹ khởi xướng cuộc chiến thương mại, Mỹ đã không giảm nhập khẩu từ Trung Quốc và mở rộng xuất khẩu sang quốc gia châu Á, mà ngược lại, thị trường đã tự điều chỉnh và trở về điểm xuất phát.

Lạm phát ở Mỹ tăng cao trong nhiều tháng liên tiếp, do nhiều yếu tố như cuộc chiến thương mại, tác động của dịch bệnh và lạm phát tiền tệ.

Số liệu cho thấy, mặc dù Mỹ đã tìm cách chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước khác và xây dựng lại các nhà máy, liên tục kêu gọi chuyển dịch chuỗi cung ứng, nhưng hiện tại, Washington lại mua nhiều hàng hóa của Bắc Kinh hơn hơn bao giờ hết.

Trên thực tế, quan hệ thương mại với Trung Quốc vẫn là mối quan hệ thương mại song phương lớn nhất của Mỹ. Tính đến tháng 9/2022, nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 17% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ.

Canada và Mexico cộng lại sẽ vượt quá con số đó, nhưng không một quốc gia nào có thể sánh được với Trung Quốc về thành tích này.

Xét cho cùng, Trung Quốc và Mỹ đã hợp tác trong nhiều thập niên, sự hợp tác và phân công ngành nghề chặt chẽ và sâu rộng giữa hai bên khó có thể bị phá hủy bởi các yếu tố chính trị do con người tạo ra.

Về thương mại hàng hóa, thâm hụt thương mại Mỹ-Trung luôn ở mức lớn, nhưng về thương mại dịch vụ, Mỹ lại thặng dư cao, điều này được quyết định bởi cơ cấu kinh tế của Mỹ.

Các ngành của nền kinh tế thực của Mỹ ngày càng sa sút là con đường phát triển mà nước này lựa chọn để đổi lấy sự thịnh vượng của thương mại dịch vụ. Trong bối cảnh thương mại dịch vụ dẫn trước, việc buộc các doanh nghiệp sản xuất quay trở lại Mỹ là một thách thức với Washington.

Theo Thế giới & Việt Nam

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) từ Malaysia vừa mới cập bến Kho cảng LNG Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là đợt nhập khẩu LNG thứ 3 vào Việt Nam để phục vụ phát điện.

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Vẫn chưa thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed, là ngân hàng trung ương Mỹ) "nhá" tín hiệu giảm lãi suất nào. Trong khi đó, các dữ liệu chính thức cho thấy kinh tế châu Âu đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý 1/2024.

Đổ xô đi trượt tuyết ngay trung tâm TPHCM giữa trời nắng nóng đổ lửa

Đổ xô đi trượt tuyết ngay trung tâm TPHCM giữa trời nắng nóng đổ lửa

Giữa TP.Thủ Đức (tại TPHCM) có một nơi tràn ngập tuyết trắng và lạnh như mùa đông châu Âu. Hàng ngàn người lớn nhỏ đã đến đây xếp hàng chơi trò trượt tuyết nhằm tránh cái nắng nóng như đổ lửa trong những ngày cuối tháng 4 này.

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Người Sài Gòn đổ vào trung tâm thương mại trốn nóng lễ 30/4, phải xếp hàng mới có chỗ ăn uống

Trời nắng gay gắt, vì vậy, người dân, du khách tại TP.HCM đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, ăn uống, trốn nóng. Khách phải xếp hàng chờ đến lượt trước các nhà hàng, quán ăn.