Thứ sáu, 17/05/2024

Kiến nghị thu hẹp đối tượng không chịu thuế VAT

13/08/2023 1:00 PM (GMT+7)

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) tại dự thảo mà Bộ Tài chính lấy ý kiến đang gây tác động không mong muốn cho các doanh nghiệp, gây ra tình trạng "bảo hộ ngược", khuyến khích nhập khẩu hàng hoá thay vì sản xuất trong nước.

Mới đây, VCCI có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc góp ý đối với Dự thảo xây dựng Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó kiến nghị cần tiếp tục thu hẹp hơn các mặt hàng không chịu thuế VAT, tránh "ưu tiên" cho doanh nghiệp nước ngoài và gây bất lợi cho doanh nghiệp trong nước.

Tránh gây "bảo hộ ngược"

Theo đó, tại Điều 5 của Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) quy định về đối tượng không chịu thuế gồm nhiều mặt hàng như: nông sản chưa chế biến, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón,... và một số loại máy móc, thiết bị, vật tư khác. Các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng hoá này hiện đang không phải đóng thuế VAT cho sản phẩm đầu ra.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng không được khấu trừ thuế VAT đầu vào, trong khi đó, sản phẩm tương tự nhập khẩu không phải chịu thuế VAT khi nhập khẩu nhưng lại được hoàn thuế VAT khi xuất khẩu ra khỏi nước đối tác.

VCCI cho rằng, như vậy với các mặt hàng thuộc diện không chịu thuế, hàng hoá nhập khẩu đang có chi phí thuế thấp hơn hàng hoá sản xuất trong nước.

Theo khảo sát của VCCI, số thuế VAT chưa được khấu trừ của các mặt hàng trên xuất phát từ các chi phí đầu vào chịu thuế như chi phí nhà xưởng, văn phòng, chi phí năng lượng, chi phí vận tải và một số chi phí khác.

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, tỷ lệ thuế VAT chưa được khấu trừ có thể dao động từ 1% đối với một số loại nông sản đến 8% đối với phân bón, máy móc. Như vậy, quy định về đối tượng không chịu thuế VAT đang gây tác động "bảo hộ ngược", khuyến khích nhập khẩu hàng hoá thay vì sản xuất trong nước.

Theo cơ quan này, nếu so sánh với thuế nhập khẩu, khi đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam chỉ chấp nhận hạ thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng và đối tác theo nguyên tắc có đi, có lại, tức là các nước khác cũng phải đồng ý mở cửa thị trường cho hàng hoá của Việt Nam.

Trong khi đó, quy định về đối tượng không chịu thuế VAT đã khiến Việt Nam "cho không" các nước đối tác số tiền thuế VAT rất lớn và "mở toang" thị trường trong nước với lợi thế "nghiêng về" hàng nhập khẩu.

Cần có phương án giải quyết

Tuy dự thảo đã đưa ra định hướng thu hẹp phạm vi đối tượng không chịu thuế tại Điều 5 của Luật. Nhưng dự thảo mới chỉ đề cập vấn đề này đối với phân bón, tàu cá và máy móc nông nghiệp với giải pháp đưa ra là chuyển các mặt hàng này từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%. Các mặt hàng còn lại thuộc diện không chịu thuế, dù gặp vấn đề "bảo hộ ngược" tương tự, nhưng chưa có giải pháp.

Do đó, VCCI đề xuất 4 phương án về đối tượng chịu thuế VAT. Trong đó phương án 1 là chuyển các mặt hàng không chịu thuế sang diện chịu thuế với các mức thuế suất 5%.

Phương án 2 chuyển các mặt hàng không chịu thuế sang diện chịu thuế với các mức thuế suất 5% hoặc 0%. Theo đó, các mặt hàng có tỷ trọng thuế VAT chưa được khấu trừ trên 5% thì chuyển về mức 5%, còn các mặt hàng có tỷ trọng thuế VAT chưa được khấu trừ dưới 5% thì chuyển về mức 0%.

Phương án 3 chuyển các mặt hàng không chịu thuế sang diện chịu thuế với các mức thuế suất khác nhau. Phương án này sẽ khiến các mặt hàng sản xuất trong nước và mặt hàng nhập khẩu chịu chung một mức thuế suất, xoá bỏ toàn bộ việc bảo hộ ngược.

Phương án 4 cho phép doanh nghiệp trong nước chọn phương pháp tính thuế với toàn bộ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng trong nước (không thuộc diện xuất khẩu) được phân loại vào hai nhóm với thuế suất 5% và 10%. Theo đó, chuyển toàn bộ hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế sang diện thuế suất 5%; không còn diện hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế.

Dựa trên các ưu nhược điểm của từng phương án, VCCI đề xuất ban soạn thảo cân nhắc lựa chọn phương án 3 hoặc phương án 4.

Theo Nhân dân

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

TP.HCM: Tạm giữ hơn 700 nhẫn, dây chuyền, lắc tay không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng tại thành phố và tạm giữ 719 sản phẩm vi phạm.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Thủ tướng: Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng

Xử lý nghiêm sai phạm trên thị trường vàng, không để tỉ giá ảnh hưởng kinh tế vĩ mô; huy động ngay 100 nghìn tỷ đồng phục vụ các dự án trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đây là một số yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.