Thứ tư, 24/04/2024

Khu vực nào có GDP cao nhất và thấp nhất toàn cầu?

15/10/2021 7:00 PM (GMT+7)

Thực tế là các quốc gia nhất định tạo ra phần lớn sản lượng kinh tế của thế giới, các nền kinh tế mới nổi vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ.

Bức tranh của nền kinh tế toàn cầu cho biết mức độ đóng góp khác nhau của các khu vực châu lục và các khu vực thành phố lớn cụ thể vào GDP toàn cầu.

GDP và GNI là gì?

Trong kinh tế học, tổng sản phẩm nội địa, hay tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

GDP khác với tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product - GNP) hay tổng thu nhập quốc dân (Gross National Income - GNI). Sự khác biệt là GDP được xác định theo vị trí, trong khi GNI được xác định theo quyền sở hữu. Có thể lấy ví dụ 1 nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại Việt Nam, do công dân Mỹ đầu tư để tiêu thụ nội địa. Khi đó mọi thu nhập từ nhà máy này sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam, tuy nhiên lợi nhuận ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế phải nộp và trích nộp các quỹ phúc lợi) cũng như lương của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một bộ phận trong GNP của Mỹ. Trong bối cảnh toàn cầu, GDP thế giới và GNI thế giới là những thuật ngữ tương đương nhau.

Khu vực nào có GDP cao nhất và thấp nhất toàn cầu? - Ảnh 1.

Bức tranh GDP thế giới; Ảnh: Visualcapitalist.com

GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành.

Trên hình 1, mỗi hình lục giác trên bản đồ đại diện cho 0,1% GDP tổng thể của thế giới. Các quốc gia được chia nhỏ dựa trên quy mô. Các quốc gia chiếm hơn 0,95% GDP toàn cầu được chia thành nhiều phần nhỏ, trong khi các quốc gia nhỏ hơn 0,1% GDP được nhóm lại với nhau. Đặc trưng của các khu vực thành phố lớn chiếm hơn 0,25% GDP toàn cầu.

Sự bất thường trong phân phối GDP toàn cầu

Chia nhỏ phân phối GDP toàn cầu thành các bản đồ làm nổi bật một số điểm bất thường thú vị đáng xem xét:

Khu vực nào có GDP cao nhất và thấp nhất toàn cầu? - Ảnh 2.

Đóng góp của các nền kinh tế lớn vào GDP thế giới. Ảnh: Agoodnews.co.za

1. Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Á, với tổng GDP chiếm 80% GDP của thế giới về danh nghĩa.

2. Bang California của Hoa Kỳ chiếm 3,7% GDP của thế giới, xếp hạng cao hơn đóng góp của Vương quốc Anh là 3,3%.

3. Canada với tư cách là một quốc gia chiếm 2% GDP của thế giới, có thể so sánh với mức đóng góp vào GDP của Khu vực Đại Tokyo là 2,2%.

4. Với GDP 3.000 tỷ USD, đóng góp của Ấn Độ làm lu mờ GDP của cả lục địa châu Phi (2,6 nghìn tỷ USD).

5. Thống kê làm nổi bật sức mạnh kinh tế của các thành phố. Một ví dụ nổi bật về điều này là ở Ontario (Canada), khu vực Đại Toronto hoàn toàn làm lu mờ tỷ phần kinh tế của phần còn lại của tỉnh.

Bất bình đẳng trong phân phối GDP

Thực tế là các quốc gia nhất định tạo ra phần lớn sản lượng kinh tế của thế giới, các nền kinh tế mới nổi vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ. Ví dụ, Ấn Độ chiếm 3,2% GDP toàn cầu về danh nghĩa, mặc dù nước này chiếm 17,8% dân số thế giới.

Đó là lý do tại sao trên bản đồ danh nghĩa, Ấn Độ có quy mô tương đương với Pháp, Vương quốc Anh hoặc hai khu vực thành phố lớn nhất của Nhật Bản (Tokyo và Osaka-Kobe), nhưng những nơi giàu có này có GDP bình quân đầu người cao hơn nhiều.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ

Các đại lý đổi ngoại tệ chỉ được dùng đồng Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân và không được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân lấy đồng Việt Nam (trừ các đại lý đổi ngoại tệ được phép thoái hối đặt tại khu cách ly ở các cửa khẩu quốc tế được bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân mang hộ chiếu nước

Tour nội địa “lép vế” tour nước ngoài dịp lễ 30/4

Tour nội địa “lép vế” tour nước ngoài dịp lễ 30/4

Nhu cầu đi du lịch lễ 30/4 năm nay tăng cao khi kỳ nghỉ kéo dài đến 5 ngày. Tuy nhiên, sức nóng lại đang dồn vào các tour du lịch nước ngoài hơn là du lịch nội địa.

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

TP.HCM: Phát hành trái phiếu để "nắn" dòng kiều hối vào hạ tầng

Đây là đề xuất được nhiều chuyên gia đưa ra tại buổi tọa đàm “Nắn dòng kiều hối vào hạ tầng” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức sáng 23/4.

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Chỉ có hai trong tổng cộng 11 thành viên được trúng thầu hôm nay (23/4) với tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng vàng). Như vậy, còn dư lại 13.400 lượng vàng miếng SJC.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Các hãng ôtô tung khuyến mãi kích cầu thị trường dịp lễ 30/4

Các hãng ôtô tung khuyến mãi kích cầu thị trường dịp lễ 30/4

Dịp lễ 30/4, nhiều hãng xe đã sớm tung ra các chương trình ưu đãi nhằm kích cầu thị trường ô tô trong nước.