Thứ bảy, 20/04/2024

Không phải cứ "ném" nhiều tiền vào nền kinh tế mới là hỗ trợ

25/11/2021 9:00 AM (GMT+7)

TS. Võ Trí Thành tiết lộ, Chính phủ vẫn đang tiếp tục hỗ trợ, thậm chí đang tính tới gói hỗ trợ lên tới 10% GDP. Có ý kiến cho rằng, ngoài hỗ trợ tiền, cần phải có những hỗ trợ về thể chế, cải cách về luật pháp.

Chính phủ đang tính tới gói hỗ trợ lên tới 10% GDP

Tại "Diễn đàn Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng" của Tập chí Diễn đàn Doanh nghiệp, TS. Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương cho biết, tin mừng là Chính phủ vẫn đang tiếp tục hỗ trợ, thậm chí đang tính tới gói hỗ trợ lên tới 10% GDP. Điều cần lưu ý là làm sao vừa quản trị được rủi ro từ các chính sách này, đồng thời vừa thực hiện đúng-trúng.

"Nhiều đánh giá cho rằng nếu thực thi tốt chương trình hỗ trợ này thì kinh tế có thể dược hỗ trợ thêm 1-1,5 điểm %", ông Võ Trí Thành cho biết.

Không phải cứ 'ném' nhiều tiền vào nền kinh tế mới là hỗ trợ - Ảnh 1.

TS. Võ Trí Thành – nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương. (Ảnh: DDDN)

Chia sẻ thêm, TS Võ Trí Thành đề cập tới 4 yếu tố ảnh hưởng tới câu chuyện phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022.

4 yếu tố bao gồm: Cách phòng chống; Sự thích nghi với dịch Covid-19; Bắt nhịp với đà phục hồi của các nền kinh tế; Sự hỗ trợ của nhà nước; Yếu tố bắt nhịp với những xu thế phát triển mới đã được định hình rõ nét trong bối cảnh Covid-19.

Về cách phòng dịch, hiện nay chưa có dự báo nào nhận định được dịch sẽ đi tới đâu, hiện chỉ mong chờ vào vaccine, hay sự "đột biến hỏng" của Covid như tại Nhật Bản. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã thay đổi chiến lược chống dịch, theo đó xác định thích ứng với dịch và chung sống an toàn với dịch.

Về yếu tố bắt nhịp với đà phục hồi của các nền kinh tế, ông Thành cho biết, các dự báo tăng trưởng 2 năm tới của thế giới có thể chậm lại và không đồng đều giữa các quốc gia nhưng đà phục hồi khá rõ ràng.

Theo đó, các thị trường mạnh về đầu tư, lớn về thị trường là các đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam từ châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ đều cho thấy dấu hiệu phục hồi - đây là dấu hiệu lạc quan.

Tuy nhiên, bởi sự phục hồi không đồng đều và rủi ro quá lớn như dịch bệnh; sự thu hẹp hoặc dừng lại của các gói hỗ trợ khiến các gói lãi suất, ưu đãi giảm… khiến quá trình phục hồi khó khăn hơn.

Bên cạnh đó là rủi ro tài chính như sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán, bất động sản và rủi ro nợ của thế giới lớn hơn bao giờ hết.

Nói về yếu tố thứ ba là các gói hỗ trợ chưa có tiền lệ về quy mô, cách thức, đối tượng, trao quyền…, ông Thành cho rằng, sự hỗ trợ là cần thiết mà tất cả các quốc gia đều cần áp dụng.

"Nhưng rủi ro là cũng chưa có tiền lệ. Do đó mà có nhiều điều chưa phù hợp ngay trong thiết kế và thực thi chính sách ví dụ những gói hỗ trợ ban đầu có quy mô quá nhỏ và thực thi thiếu hiệu quả, khả năng tiếp cận của người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt là trách nhiệm của công chức trong thiết kế và thực thi chính sách chưa phù hợp", TS Võ Trí Thành phân tích.

Thứ tư, với xu thế thế giới, TS Võ Trí Thành cho biết ví dụ tại APEC, các dự báo gần đây đều nhấn mạnh gắn phục hồi với xu thế mới là phục hồi xanh, phục hồi số và chuyển đổi số. Đây là 2 điểm mấu chốt thực hiện phát triển bền vững bao trùm sáng tạo. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều quyết định ủng hộ cũng như đưa ra kế hoạch thực hiện các xu thế này.

Từ những phân tích 4 yếu tố nói trên, ông Thành nhận định, mỗi vấn đề cân đối đều có những điểm được và thách thức, nhưng có vẻ như hai năm tới phần tích cực có trọng số lớn hơn.

Không phải cứ 'ném' nhiều tiền vào nền kinh tế mới là hỗ trợ - Ảnh 3.

Chính phủ đang tính tới gói hỗ trợ lên tới 10% GDP. (Ảnh: Bizlive)

Không phải cứ 'ném' nhiều tiền vào nền kinh tế mới là hỗ trợ

Về chương trình phục hồi kinh tế, chia sẻ với PV Etime - TS. Vũ Sỹ Cường, chuyên gia tài chính cho rằng: "Cần hơn hỗ trợ về tiền là hỗ trợ về thể chế, cải cách về luật pháp."

Theo ông Cường, bàn bạc con số bây giờ là vô nghĩa nếu không đảm bảo được hai yếu tố đó là đảm bảo điều kiiện để hoạt động của doanh nghiệp và người dân được bình thường trong điều kiện bình thường mới; hướng dẫn rõ ràng để mọi hoạt động duy trì nhịp nhàng, không bị đứt gãy trong mọi tình huống, dù dịch có phức tạp trở lại.

Thực tế các doanh nghiệp bất động sản cần cơ chế hơn là cần hỗ trợ về tài chính, đặc biệt, trong việc sửa đổi, điều chỉnh các chính sách và các vấn đề liên quan đến luật và phê duyệt dự án.

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam

Ông Cường cũng chỉ ra 4 thách thức chính mà các chương trình phục hồi kinh tế - xã hội trong thời gian tới cần tính đến.

Một là rủi ro từ các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là đà tăng trưởng chưa chắc chắn của kinh tế toàn cầu giai đoạn 2021-2025 tác động xấu đến động lực tăng trưởng trong nước, qua đó làm giảm thu và tăng chi ngân sách.

Hai là diễn biến không chắc chắn của đại dịch Covid-19.

Ba là rủi ro lạm phát toàn cầu ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam.

Bốn là bất ổn từ quá trình thay đổi chính sách vĩ mô toàn cầu, trong đó có vấn đề chiến tranh thương mại (sự tăng cường chủ nghĩa bảo hộ trên toàn cầu) và chuyển đổi mô hình tiêu dùng, chẳng hạn, xu hướng chuyển từ than đá sang năng lượng tái tạo đã khiến các quốc gia châu Âu, đặc biệt là nước Anh, đối diện thách thức lớn do giá khí đốt tăng vọt.

"Về dài hạn mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế chuyển dần từ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp, tức là từ hỗ trợ về tài chính sang hỗ trợ về cơ chế, từ hỗ trợ số nhiều sang số ít các đối tượng chịu ảnh hưởng lâu dài của đại dịch. Hướng tới đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh bền vững", ông Nguyễn Minh Cường, kinh tế trưởng ADB chia sẻ khuyến nghị với Etime.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu SCB từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động.

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).