Chủ nhật, 19/05/2024

Khó khởi công dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô trước 30/6

13/05/2023 7:00 PM (GMT+7)

Nhiều khuyến nghị vừa được Cục Đường cao tốc Việt Nam đưa ra đối với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Cục Đường cao tốc Việt Nam - cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Giao thông Vận tải vừa có thông báo kết quả thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Đơn vị này cho biết, sau khi lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị, đa số các ý kiến đều thống nhất sự cần thiết đầu tư dự án. Tuy nhiên, còn một số ý kiến đề nghị làm rõ về dự báo nhu cầu vận tải; rà soát thủ tục thoả thuận, thống nhất các công trình trên tuyế; rà soát bố trí các nút giao trên tuyến; nhu cầu vật liệu đắp nền đường; nâng trắc dọc cầu cạn; lựa chọn các đoạn đi cao; áp dụng thu phí điện tử không dừng; ITS; rà soát các thông số của phương án tài chính như lãi vay, phương án chia sẻ phần tăng doanh thu; phương án quản lý, thanh toán phần vốn hỗ trợ nhà nước cho dự án

Khó khởi công dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô trước 30/6 - Ảnh 1.

Phối cảnh Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội


Cục Đường cao tốc Việt Nam đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội bổ sung đầy đủ các tài liệu, văn bản pháp lý như kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án; ý kiến của các địa phương về hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, đặc biệt là ý kiến về phạm vi, quy mô, hướng tuyến, khẩu độ, tĩnh không các công trình và thỏa thuận với cơ quan quản lý các tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Hải Phòng.

Cho biết Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội chưa lựa chọn tổ chức thẩm tra để thẩm tra hồ sơ dự án trước khi trình thẩm định, Cục Cao tốc đề nghị Ban này lựa chọn đơn vị tư vấn thẩm tra có đủ năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

"Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội chỉ đạo Tư vấn thẩm tra tính toán, kiểm toán để khẳng định sự phù hợp của các giải pháp thiết kế so với tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn, các quy hoạch của địa phương, bảo đảm tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí; kiểm tra phương pháp lập tổng mức đầu tư, cơ cấu các khoản mục chi phí, tính toán đối chứng khối lượng đưa vào tổng mức đầu tư, đơn giá, định mức, các chế độ, chính sách của nhà nước", Cục Đường cao tốc nhấn mạnh.

Cho biết, với tình hình triển khai dự án đến nay rất khó đáp ứng tiến độ khởi công dự án trước 30/6/2023, Cục Đường cao tốc cho rằng, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp, việc triển khai bước nghiên cứu khả thi cần được thực hiện kỹ lưỡng, chặt chẽ và tránh việc phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

"UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện dự án để bảo đảm tiến độ tổng thể đã được Quốc hội thông qua là cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027", Cục Đường cao tốc nêu.

Về tổng mức đầu tư, Cục Đường cao tốc cho biết, tổng mức đầu tư được phê duyệt là cơ sở để lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư. Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội rà soát kỹ, tiếp thu đầy đủ ý kiến thẩm định, kiểm tra, rà soát, so sánh, phân tích để lựa chọn các giải pháp thiết kế tối ưu, đảm bảo kinh tế - kỹ thuật, huy hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn; kiểm tra, rà soát kỹ khối lượng thiết kế cơ sở trước khi đưa vào tính toán tổng mức đầu tư; quản lý chặt chẽ các chi phí đảm bảo tính đúng, tính đủ theo quy định pháp luật.


Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội có quy mô chiều dài gần 113 km đi qua địa bàn của 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Tổng mức đầu tư hơn 85.800 tỷ đồng với tiến độ chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được chia thành 7 dự án thành phần, trong đó 3 dự án thực hiện giải phóng mặt bằng theo hình thức đầu tư công, 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành theo hình thức đầu tư công và 1 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư.

Dự án thành phần 3 - Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội do UBND TP Hà Nội là cơ quan nhà nướ có thẩm quyền. Đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án là Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội.

Đầu tư xây dựng đường cao tốc với tổng chiều dài hơn 113 km (Hà Nội gần 58 km, Hưng Yên hơn 19 km, Bắc Ninh hơn 26 km và tuyến nối 9,7 km). Mặt cắt ngang trên tuyến cao tốc đảm bảo 4 làn xe và 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh giao cắt với đường hiện trạng; hoàn thiện nút giao Tây Nam, TP Bắc Ninh.

Dự án có tổng mức đầu tư dự án hơn 56.400 tỷ đồng được tách thành 2 tiểu dự án:

Tiểu dự án đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước, giá trị hơn 26.500 tỷ đồng, gồm các hạng mục: Đoạn trên địa bàn Hà Nội sẽ đầu tư toàn bộ cầu Hồng Hà và đường cao tốc đoạn từ QL6 đến cầu hết cầu Mễ Sở, với giá trị hơn 17.700 tỷ đồng; đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên xây dựng đường cao tốc đoạn tuyến từ cầu Mễ Sở đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, với giá trị hơn 2.700 tỷ đồng; đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Xây dựng cầu Hoài Thượng và đường cao tốc đoạn tuyến nối 9,7km, với giá trị 6.222 tỷ đồng.

Tiểu dự án đầu tư theo phương thức PPP có giá trị hơn 29.800 tỷ đồng.

Theo Giao thông

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Không có bất kỳ cuộc tháo chạy nào khỏi Novaland (mã NVL) sau các thương vụ bán cổ phiếu thời gian gần đây. Đây là khẳng định của Giám đốc Tài chính Novaland Dương Văn Bắc

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".