Thứ tư, 01/05/2024

Khi trí tuệ “xịn” chạy lòng vòng và đau đầu vì trí tuệ nhân tạo

21/11/2023 6:55 AM (GMT+7)

OpenAI, công ty sở hữu nền tảng trí tuệ nhân tạo ChatGPT đình đám, có 3 CEO trong vòng chỉ 3 ngày từ 18 đến 20/11. Tương lai của công ty đang được xem là bất ổn trong khi lĩnh vực trí tuệ nhân tạo lo ngại nguy cơ mất an toàn từ AI.

Tối 20/11, Microsoft công bố đã tuyển được ông Sam Altman, cựu CEO của OpenAI, và Greg Brockman – Chủ tịch và người đồng sáng lập công ty này. Microsoft chính là tập đoàn đến nay đã đầu tư hàng tỷ USD vào OpenAI để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

Khi trí tuệ “xịn” chạy lòng vòng và đau đầu vì trí tuệ nhân tạo - Ảnh 1.

Sam Altman, cựu CEO của OpenAI. Ảnh: TechCrunch

Và trưa 20/11, Hội đồng quản trị của OpenAI bổ nhiệm nhà đồng sáng lập nền tảng ChatGPT là Twitch Emmett Shear làm CEO thứ 3 của công ty này. Trước đó, sau khi sa thải Sam Altman ngày 18/11, OpenAI chỉ định Giám đốc công nghệ Mira Murati làm CEO tạm thời.

Altman bất ngờ bị OpenAI đuổi việc với lý do không "thường xuyên thẳng thắn trong giao tiếp" với Hội đồng quản trị. Việc đột ngột sa thải người đã tạo ra công cụ ChatGPT đình đám khiến công ty rơi vào tình cảnh bất lợi. Những người đang và từng làm việc tại OpenAI đã thể hiện thái độ tức giận với quyết định này, đồng thời đòi nghỉ việc nếu ông Altman không trở lại. Những cái tên chủ chốt của OpenAI như Chủ tịch Greg Brockman cùng 3 nhà khoa học trụ cột là Jakub Pachocki, Aleksander Mądry và Szymon Sidor đã rời bỏ công ty ngay sau khi nghe tin.

Khác với lý do sa thải được OpenAI công bố, báo Bloomberg dẫn nguồn tin giấu tên nói rằng việc lật đổ CEO và Chủ tịch của OpenAI chủ yếu liên quan đến vấn đề an toàn AI. Trong đó, Ilya Sutskever, nhà đồng sáng lập kiêm nhà khoa học trưởng của OpenAI, không đồng ý với Altman về tốc độ thương mại hóa các sản phẩm AI. Việc loại bỏ những lãnh đạo đi theo xu hướng sản phẩm phải vì lợi nhuận là "bước cần thiết để giảm thiểu tác hại tiềm ẩn cho công chúng", theo Bloomberg.

Khi trí tuệ “xịn” chạy lòng vòng và đau đầu vì trí tuệ nhân tạo - Ảnh 2.

Ilya Sutskever, sáng lập của OpenAI. Ảnh: AFP

Các thành viên Hội đồng quản trị OpenAI, đứng đầu là Sutskever, đã tranh cãi gay gắt về tham vọng kinh doanh của Altman trước khi đi đến quyết định cách chức anh (sinh năm 1985). Do nắm trong tay quyền điều hành, Altman đã tìm cách huy động hàng chục tỷ USD từ các quỹ ở Trung Đông với mục tiêu tạo một công ty khởi nghiệp về chip AI cạnh tranh với "đại gia" Nvidia. Ông cũng gặp Chủ tịch của SoftBank là Masayoshi Son, người chuyên đi đầu tư mạo hiểm, để thuyết phục đầu tư hàng tỷ USD vào dự án thiết bị AI sắp thành lập với sự hợp tác của cựu giám đốc thiết kế Apple Jony Ive.

Cùng tuổi với Altman, Sutskever sinh năm 1985 ở Nga nhưng lớn lên tại Israel từ khi 5 tuổi. Sutskever theo học Đại học Mở Israel giai đoạn 2000-2002, sau đó chuyển đến Đại học Toronto tại Canada, lấy bằng cử nhân toán học năm 2005, bằng thạc sĩ năm 2007 và tiến sĩ về khoa học máy tính bốn năm sau đó.

Sau đó, Sutskever trở thành nhà khoa học có tên tuổi về AI. Với thành tích đặc biệt, Sutskever nhanh chóng thu hút sự chú ý của tỷ phú Elon Musk, người rất có quyền lực khác trong lĩnh vực AI (công ty xAI của Musk vừa tung ra nền tảng Grok trong tháng 11 này để cạnh tranh với chính ChatGPT và các nền tảng khác của Microsoft, Meta (chủ của Facebook và Instagram) và Google.

Vào năm 2015 khi Sutskever đang làm cho Google, Musk "dụ" anh Nga này bỏ Google để trở thành nhà đồng sáng lập OpenAI, là một tổ chức "phi lợi nhuận" được Musk hình dung sẽ trở thành đối trọng với Google trên mặt trận AI.

Musk và Sutskever ủng hộ "phi lợi nhuận" để có thể kiểm soát các nguy cơ AI có thể khống chế nhân loại (như ý tưởng các thế hệ người máy siêu việt có thể hủy diệt trái đất trong series phim hành động Terminator (Kẻ hủy diệt) của Hollywood. Nhưng Altman muốn ngược lại. Vì thế, Altman bị đuổi.

Khi trí tuệ “xịn” chạy lòng vòng và đau đầu vì trí tuệ nhân tạo - Ảnh 3.

Hình ảnh giới thiệu phim "Kẻ hủy diệt 5" trong series phim Terminator. Ảnh tư liệu.

Microsoft tỏ ra vui mừng khi tuyển được Altman và Greg Brockman, cựu chủ tịch của OpenAI, vào chiều tối 20/11.

"Chúng tôi rất vui khi thông báo tin Sam Altman và Greg Brockman, cùng với các đồng nghiệp của họ, sẽ gia nhập Microsoft để lãnh đạo một nhóm nghiên cứu AI tiên tiến. Chúng tôi sẽ nhanh chóng cung cấp cho nhóm những nguồn lực cần thiết, để họ thành công", Satya Nadella, CEO của Microsoft, thông báo trên tài khoản của ông ở mạng xã hội X (của Elon Musk).

CEO của Microsoft cho biết thêm rằng Microsoft giữ cam kết hợp tác với OpenAI và tin tưởng vào lộ trình sản phẩm của mình, cũng như khả năng tiếp tục đổi mới liên quan tới các sản phẩm công ty đã công bố tại sự kiện Microsoft Ignite trước đó.

Rất ngoại giao, Microsoft nói hy vọng sẽ được làm quen với tân CEO Emmett Shear và đội ngũ lãnh đạo mới của OpenAI.

Nguy cơ AI gây mất an toàn

Cùng ngày 20/11, tờ báo TechCrunch chuyên về công nghệ cho biết các thành viên nhóm phát triển AI có trách nhiệm trong tập đoàn Meta của Mark Zuckerberg được điều chuyển đến các bộ phận khác như Generative AI và AI Infrastructure thuộc tập đoàn nhằm quản lý an toàn cho các dự án trí tuệ nhân tạo.

Phát ngôn viên của Meta, ông Jon Carvill, giải thích:  "Dù nhóm này bị giải thể, Meta sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư nghiên cứu, phát triển AI an toàn và trách nhiệm. Mặt khác, việc điều chuyển nhóm nhân sự trên cũng giúp công ty mở rộng quy mô tốt hơn để đáp ứng các nhu cầu công nghệ tiên tiến trong tương lai".

Khi trí tuệ “xịn” chạy lòng vòng và đau đầu vì trí tuệ nhân tạo - Ảnh 4.

Ảnh minh họa về AI của Meta.

Meta thành lập nhóm này tháng 2 năm nay trong bối cảnh ChatGPT của OpenAI tạo nên cơn sốt công nghệ trên toàn cầu. Meta muốn lập nhóm này để đảm bảo các dự án trí tuệ nhân tạo của Meta được xây dựng một cách an toàn, đáng tin cậy.

AI trở thành chủ đề nóng trên toàn cầu khi ChatGPT được phổ biến cuối năm 2022. Sau đó, các tập đoàn công nghệ chạy đua để ra mắt các công cụ tương tự, do đó đặt ra những vấn đề đạo đức và xã hội như AI có thể tạo ra văn bản hay hình ảnh như con người tạo ra.

Chính vì vậy, việc giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn cho nhân loại từ AI. Tháng 7/2023, các công ty công nghệ lớn như Anthropic, Google, Microsoft và OpenAI thành lập một nhóm tập trung vào việc thiết lập các tiêu chuẩn an toàn cho AI.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

TP.HCM đón nhiều khách đến chơi lễ, ngành du lịch phấn chấn

Dù nắng nóng, lượng khách đến TP.HCM vui chơi dịp lễ 30/4 - 1/5 tăng so với năm ngoái. Các dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn đều ghi nhận kết quả khả quan trong 5 ngày nghỉ lễ.

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Bao nhiêu tấn khí LNG đã được nhập khẩu cho ngành điện?

Tàu Hoegh Gandria chở gần 60.000 tấn LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) từ Malaysia vừa mới cập bến Kho cảng LNG Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là đợt nhập khẩu LNG thứ 3 vào Việt Nam để phục vụ phát điện.

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Fed "trơ" với lãi suất, ECB có thể hạ lãi suất vào đầu tháng 6

Vẫn chưa thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed, là ngân hàng trung ương Mỹ) "nhá" tín hiệu giảm lãi suất nào. Trong khi đó, các dữ liệu chính thức cho thấy kinh tế châu Âu đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý 1/2024.