Chủ nhật, 19/05/2024

“Khe cửa” cho doanh nghiệp tìm vốn trên thị trường quốc tế

25/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Ngân hàng siết cho vay và các kênh huy động vốn trong nước cũng đang giai đoạn khó khăn, việc tìm kiếm các kênh huy động vốn quốc tế có thể là một giải pháp cho doanh nghiệp.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho doanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu quốc tế.

Khó khăn tìm vốn

Thời gian gần đây, việc các ngân hàng đã gần cạn hạn mức tăng trưởng tín dụng (“room”) vẫn là đề tài được giới kinh doanh quan tâm. Thực tế, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn không thể thực hiện được do nhiều ngân hàng gần như không thể cho vay thêm do sắp hết “room”.



“Khe cửa” cho doanh nghiệp tìm vốn trên thị trường quốc tế - Ảnh 1.

guồn: Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam. Đồ họa: Thế Dương

Trong khi đó với kênh trái phiếu, động thái huy động vốn từ trái phiếu của các doanh nghiệp cũng có phần giảm nhiệt hơn với năm trước. Theo dữ liệu Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp, chỉ có 6 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ trong 2 tuần đầu tháng 8 với tổng giá trị phát hành 2.210 tỷ đồng. Điều đáng chú ý là hầu hết các đợt phát hành trong tháng 8 đều đến từ nhóm ngân hàng với 1.910 tỷ đồng. Trong đó, riêng đợt phát hành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã chiếm phần lớn giá trị phát hành riêng lẻ trong 2 tuần đầu tháng 8. Giá trị riêng đợt phát hành này là 1.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm, lãi suất thả nổi theo bình quân lãi suất tiết kiệm cá nhân của 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank).

Con số lũy kế đến giữa tháng 8 cũng cho thấy giá trị phát hành giảm cả ở 2 hình thức phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng. Cụ thể so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị phát hành trái phiếu ra công chúng từ đầu năm đến giữa tháng 8 là 8.996 tỷ đồng, giảm 6% (chiếm khoảng 4% tổng giá trị phát hành) và giá trị phát hành trái phiếu riêng lẻ là 199.347 tỷ đồng, giảm 37% (chiếm khoảng 96% tổng giá trị phát hành).

Trong bối cảnh hiện nay, áp lực tài chính đang là vấn đề khá “nhức nhối” đối với các doanh nghiệp. Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, sức ép tài chính cho các doanh nghiệp rất lớn, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang phải tái cấu trúc và phục hồi sau dịch. “Chúng tôi cho rằng việc bảo đảm nguồn vốn cho doanh nghiệp từ nay đến cuối năm cũng như giai đoạn sau này rất quan trọng” - ông Công nói.

Cơ hội từ trái phiếu quốc tế

Trong khi việc huy động vốn trong nước đang gặp khó khăn ở nhiều kênh khác nhau, một trong những “khe cửa” để doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn vốn là việc huy động vốn trên thị trường quốc tế thông qua phát hành trái phiếu ra nước ngoài.

Đặc biệt, nền tảng pháp lý cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế cũng đã được củng cố hơn khi mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 10/2022/ TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.

Theo đó, thông tư mới ban hành của Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra những quy định về thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Thông tư cũng đề cập các nội dung khác về quản lý ngoại hối liên quan đến khoản vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

Cơ sở để xem xét, xác nhận đăng ký khoản phát hành trái phiếu quốc tế

Theo quy định tại Thông tư 10/2022/TT-NHNN, giá trị khoản phát hành trái phiếu quốc tế nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổ chức phát hành tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các quy định hiện hành về điều kiện vay nước ngoài, quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, các quy định hiện hành của pháp luật về chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.


Theo Thông tư 10, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được phép hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật Việt Nam nơi tổ chức phát hành mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài để thực hiện khoản phát hành.

Tuy vậy theo các nhà quan sát, giải pháp huy động vốn quốc tế qua phát hành trái phiếu tuy là một cơ hội, nhưng đó cũng chỉ là một “khe cửa” chứ không hoàn toàn là con đường rộng mở, bởi quy định quản lý phát hành cũng sẽ phải chịu những điều kiện về quản lý nợ nước ngoài trên tổng nợ chung của toàn bộ nền kinh tế.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước cũng đang soạn một văn bản khác là thông tư quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh. Thông tư này khi ban hành sẽ thay thế Thông tư 12/2014/ TT-NHNN.

Một trong những điểm đáng chú ý trong quan điểm xây dựng thông tư thay thế Thông tư 12 là kiểm soát tổng mức vay nước ngoài với các khoản vay theo hình thức tự vay tự trả đảm bảo nằm trong tổng hạn mức hàng năm, qua đó đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ nước ngoài quốc gia. Theo Ngân hàng Nhà nước, các quy định được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu khảo sát kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của một số quốc gia có điều kiện tương đồng và phù hợp với các khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đề xuất áp dụng đối với Việt Nam.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.