Thứ bảy, 18/05/2024

Khách thuê mặt bằng dạt ra ngoài trung tâm

22/08/2022 1:00 PM (GMT+7)

Các nhà bán lẻ đang có xu hướng dịch chuyển vị trí cửa hàng ra ngoài trung tâm TP.HCM để tối đa hóa lợi nhuận, khi giá thuê mặt bằng ở trung tâm cao gấp nhiều lần khu vực lân cận.

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco cho biết 8 siêu thị Emart tiếp theo tại TP.HCM sẽ xuất hiện ở TP Thủ Đức, quận 7, Gò Vấp, Bình Tân... Đây đều là những khu vực ngoài trung tâm với quỹ đất lớn đã được chuẩn bị sẵn sàng để phát triển các đại siêu thị mang thương hiệu Hàn Quốc.

Thời gian qua, không chỉ những nhà bán lẻ cần quy mô cửa hàng lớn như Emart mà nhiều doanh nghiệp khác cũng lựa chọn mặt bằng tại các quận ngoài trung tâm. Thống kê của CBRE cho thấy trên dưới 40% thương hiệu mở cửa hàng mới ở TP.HCM trong nửa đầu năm nay đều tập trung về Crescent Mall (quận 7, TP.HCM), trong đó có những tên tuổi lớn như Hermès Beauty, Som Tum Thai hay Skechers...


Khách thuê mặt bằng dạt ra ngoài trung tâm - Ảnh 1.

Quận 7 cùng khu vực quận 2 cũ (nay thuộc TP Thủ Đức) cũng được Savills ước tính sẽ cung ứng 68% trong tổng số 350.000 m2 mặt bằng bán lẻ mới từ nay đến năm 2025.

Xu hướng dịch chuyển vị trí thuê mặt bằng ra ngoài trung tâm được cho là để tối đa hóa lợi nhuận cho các nhà bán lẻ. Trong khi quỹ đất trung tâm đang dần cạn kiệt, đẩy chi phí thuê tăng cao, thì giá thuê ngoài trung tâm trong 4 năm qua vẫn duy trì ở mức khoảng 1 triệu đồng/m2/tháng, chỉ bằng khoảng 1/3 khu vực trung tâm.

Trong bối cảnh này, Savills cho biết bên cạnh xu hướng dịch chuyển ra trung tâm, các nhà bán lẻ nhỏ cũng ưu tiên mở cửa hàng trực tuyến trước khi khai trương mô hình truyền thống, điển hình là các nhãn hàng mỹ phẩm, thời trang và gia dụng như Sephora, Perfect Diary, Maje...

Tuy nhiên, với triển vọng chi tiêu ngày càng tăng của người dân Việt Nam, các khách thuê lớn với nền tảng tài chính vững mạnh như Uniqlo và Muji vẫn sẽ mở rộng cửa hàng vật lý trong các trung tâm mua sắm.

Hiện tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM đạt hơn 1,5 triệu m2, theo dữ liệu của Savills. Công suất cho thuê dù giảm 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ nhưng vẫn duy trì ở mức cao 92%. Phần lớn diện tích còn trống là từ khách thuê đóng cửa trong mùa dịch hoặc không gia hạn hợp đồng.

“Ngành bán lẻ của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ sự phục hồi kinh tế nhanh chóng. Tăng trưởng chi tiêu nội địa làm gia tăng nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ bán lẻ, đặc biệt là sự chuyển dịch sau đại dịch từ tiêu dùng sang bán lẻ hiện đại", bà Cao Thị Thanh Hương, Quản lý nghiên cứu của Savills thị trường TP.HCM nhìn nhận.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

Giảm thiểu chất thải, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư sử dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu chất thải, cải thiện chất lượng môi trường.

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

TP.HCM đẩy nhanh thực hiện các chương trình nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nhà ở xã hội, chung cư thay thế chung cư cũ, nhà ở thay thế nhà trên và ven kênh rạch, nhà lưu trú công nhân, ký túc xá sinh viên.

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Tầm nhìn của Long An đến 2050: 88 khu công nghiệp

Với 20 khu công nghiệp đang hoạt động, tỉnh Long An dự kiến sẽ có 51 KCN với tổng diện tích trên 12.400ha đến năm 2030. Ngoài ra, tỉnh còn có kế hoạch bổ sung 37 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 20.000 ha đến năm 2050.