Chủ nhật, 19/05/2024

Khách quốc tế đến TP.HCM ở lại lâu hơn, có nhiều trải nghiệm hơn

02/01/2023 7:00 PM (GMT+7)

TP.HCM là địa phương thuộc tốp đầu đón khách du lịch quốc tế trong năm 2022 với 3,46 triệu lượt. TP.HCM sẽ có nhiều hoạt động thu hút khách và đặt mục tiêu đón 5 triệu khách quốc tế trong năm 2023.

Ngày 1/1/2023 - ngay ngày đầu tiên của năm mới 2023, TP.HCM đã tổ chức đón hai đoàn gồm gần 500 khách quốc tế đến thành phố tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. 

Khách quốc tế đến TP.HCM ở lại lâu hơn

Ngay từ khi vừa bước chân xuống sân bay, các du khách quốc tế đầu tiên đến TP.HCM trong năm 2023 đã bất ngờ khi được tận mắt chứng kiến, trải nghiệm các màn biểu diễn thư pháp, vẽ nón lá, tò he, thưởng thức trà, trình diễn nhạc cụ dân tộc của các nghệ nhân.

Anh Florian Deichman (quốc tịch Đức) thực sự bất ngờ khi được chào đón nồng hậu. “Tôi đã xem TP.HCM và Việt Nam như ngôi nhà thứ hai của mình. Gia đình tôi đều thích đất nước các bạn và muốn quay trở lại đây nhiều lần để tham quan, trải nghiệm các danh thắng của Việt Nam”, anh Florian Deichman nói.

Mục tiêu 5 triệu khách quốc tế năm 2023 của TP.HCM - Ảnh 1.

Lãnh đạo TP.HCM tặng nóng lá cho đoàn khách quốc tế đầu tiên đến TP.HCM trong năm 2023. Ảnh: P.Minh

Trong khi hai đoàn khách này vừa đến TP.HCM thì rất đông khách quốc tế đang có các hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực tại TP.HCM trong những ngày đầu năm mới. Tại chợ Bến Thành, tấp nập khách du lịch đủ mọi quốc tịch vui chơi, mua sắm, ăn uống và chụp ảnh lưu niệm với ngôi chợ nổi tiếng nhất TP.HCM. Các khu vực như Bưu điện Thành phố, Đường sách Nguyễn Văn Bình, Phố đi bộ Nguyễn Huệ… đâu đâu cũng thấy khách quốc tế.

Anh Trí - tiểu thương chuyên bán cà phê, trà tại chợ Bến Thành hồ hởi: “Khách quốc tế đã đến Bến Thành tấp nập ngày đêm. Nhờ vậy, các ngành hàng đều đắt khách. Những ngày cận Tết, không khí đã rộn ràng hơn. Chúng tôi muốn nhìn về tương lai hơn, du lịch khởi sắc hơn nữa thay vì nghĩ về hai năm dịch bệnh Covid-19”.

Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đánh giá năm 2022 là năm thành công của du lịch thành phố. Lượng khách du lịch quốc tế đến TP.HCM ước đạt hơn 3,46 triệu lượt, tăng 100% so với cùng kỳ 2021, đạt 99% so với kế hoạch năm 2022. Khách nội địa hơn 31 triệu lượt, tăng 234,1% so với cùng kỳ năm 2021.

“Khách đến TP.HCM đã có nhiều lựa chọn để kéo dài thời gian ở lại nhờ nhiều hoạt động để khám phá. TP.HCM cũng rất thành công khi tạo kết nối các địa điểm, khu vực so với năm 2021, các du khách đều đánh giá cao sự thay đổi này”, ông Đức nói và cho biết một trong những nỗ lực lớn của TP.HCM là thực hiện thành công chương trình “mỗi quận huyện một sản phẩm du lịch đặc trưng”. Hiện ngành du lịch TP.HCM đã giới thiệu hơn 60 sản phẩm, trong đó có 30 sản phẩm mới của 20/22 quận, huyện phục vụ du khách đi và về trong ngày.

Mục tiêu 5 triệu khách quốc tế của TP.HCM

Sở Du lịch TP.HCM cho biết ngành du lịch TP đặt mục tiêu năm 2023 đón 5 triệu lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu du lịch bao gồm khách nội địa và khách quốc tế kỳ vọng đạt 160.000 tỷ đồng.

“Trong năm 2023, TP.HCM sẽ giới thiệu thêm nhiều hoạt động, điểm đến không chỉ trên địa bàn mà còn kết nối các địa phương khác trong khu vực tạo nên những điểm đến liên tuyến mới cho du khách, tận dụng thế mạnh của thành phố về công nghệ để giới thiệu, tiếp cận sớm với du khách”, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức thông tin.

Mục tiêu 5 triệu khách quốc tế năm 2023 của TP.HCM - Ảnh 2.

Khách quốc tế trải nghiệm văn hóa, ẩm thực tại TP.HCM. Ảnh: Phúc Minh

Về phía Sở Du lịch TP.HCM, lãnh đạo Sở cho biết trong năm 2022, hình ảnh du lịch TP.HCM “thăng hạng” khi đạt được nhiều giải thưởng uy tín như "Điểm đến du lịch kinh doanh hàng đầu châu Á", “Điểm đến du lịch MICE hàng đầu châu Á” và "Cơ quan quản lý du lịch hàng đầu châu Á" của Tổ chức Du lịch thế giới (WTA); là điểm đến du lịch nội địa được yêu thích nhất, hấp dẫn nhất khu vực trong mùa du lịch cao điểm hè. Gần đây nhất, TP.HCM là một trong hai thành phố của châu Á năm trong top 15 các điểm đến được truy cập nhiều nhất trên thế giới cuối năm 2022.

Tuy vậy, Sở Du lịch TP.HCM dự báo năm 2023, tình hình sẽ còn tiếp tục khó khăn, do khủng hoảng tài chính và xung đột vũ trang, dự báo nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái, nhu cầu du lịch, vui chơi giải trí của khách du lịch quốc tế sẽ suy giảm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.

Trong bối cảnh đó, Sở Du lịch TP.HCM sẽ tập trung hoàn thiện, nâng chất các điểm đến và các chương trình du lịch hiện có. Tiếp tục phối hợp doanh nghiệp du lịch, các đơn vị tư vấn, các chuyên gia du lịch, các nhà đầu tư, các quận huyện và TP.Thủ Đức xây dựng bộ sản phẩm du lịch đặc trưng. Thời gian qua, các địa phương đã tích cực tìm kiếm, chuẩn hóa đưa nhiều sản phẩm du lịch quen mà lạ tới du khách trong và ngoài nước.

TP.HCM cũng sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, quảng bá du lịch và chú trọng các chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và các tỉnh, thành.

Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế, khách du lịch nội địa khoảng 102 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch khoảng 650.000 tỷ đồng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.