Thứ năm, 02/05/2024

IMF dự báo lạm phát năm 2022 của Việt Nam tăng gấp đôi năm ngoái

24/04/2022 5:00 PM (GMT+7)

Theo phái đoàn IMF, chiến lược 'sống chung với virus' sẽ giúp Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2022. Nhưng lạm phát được dự báo tăng lên mức 3,9% vào cuối năm nay.

Theo tuyên bố mới của Đoàn cán bộ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - do bà Era Dabla-Norris làm trưởng đoàn, nhờ chiến dịch triển khai tiêm vaccine và các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục sau làn sóng bùng phát dịch nghiêm trọng trong năm 2021.

"Tuy nhiên, cho đến nay, sự phục hồi diễn ra không đồng đều, khu vực dịch vụ vẫn đang hồi phục một cách chậm chạp, trong khi các rủi ro tài chính và bất bình đẳng dường như đã gia tăng", bà bà Era Dabla-Norris nhận định.

Đoàn cán bộ của IMF dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% trong năm 2022 và 7,2% vào năm 2023. Lạm phát được dự báo tăng lên mức 3,9% vào cuối năm 2022.

IMF dự báo lạm phát năm 2022 của Việt Nam tăng gấp đôi năm ngoái - Ảnh 1.

Mặc dù giá cả hàng hóa nguyên liệu thô đang tăng lên, lạm phát cho đến nay vẫn được kiểm soát.


Rủi ro lạm phát

Cuộc xung đột ở Ukraine được dự đoán sẽ tác động ở mức vừa phải đối với tốc độ phục hồi và lạm phát tại Việt Nam.

Theo báo cáo, mặc dù giá cả hàng hóa nguyên liệu thô đang tăng lên, lạm phát cho đến nay vẫn được kiểm soát và có khả năng vẫn nằm dưới mục tiêu 4% mà các cơ quan chức năng đề ra. Điều này phần nào cho thấy hoạt động kinh tế còn cầm chừng.


“Triển vọng trong thời gian tới có nhiều rủi ro đáng kể. Các rủi ro tăng trưởng thiên về hướng làm giảm tăng trưởng, trong khi những rủi ro lạm phát thiên về hướng làm tăng lạm phát", bà Dabla-Norris cảnh báo.

Các rủi ro cận kề ngay trước mắt bao gồm sự gia tăng căng thẳng địa chính trị và suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc. Những rủi ro khác là xu hướng thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, những diễn biến trên thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Các rủi ro cận kề ngay trước mắt bao gồm sự gia tăng căng thẳng địa chính trị và suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc. Những rủi ro khác là xu hướng thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu, những diễn biến trên thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

“Việc xây dựng chính sách cần được triển khai nhanh chóng. Quy mô và cơ cấu gói hỗ trợ chính sách nên được điều chỉnh linh hoạt theo tốc độ phục hồi. Chính sách tài khóa cần đóng vai trò chủ đạo trong hỗ trợ chính sách, đặc biệt trong trường hợp các rủi ro làm suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực", báo cáo nêu.

"Bởi dư địa cho việc tiếp tục nới lỏng tiền tệ là rất hạn chế trong bối cảnh các rủi ro lạm phát đang gia tăng", bà Dabla-Norris giải thích.

Sự triển khai nhanh chóng, hiệu quả Chương trình Phục hồi và Phát triển Kinh tế Xã hội sẽ có ý nghĩa then chốt trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chương trình này đã ưu tiên hợp lý cho lĩnh vực y tế, phục hồi kinh tế và triển vọng tăng trưởng trung hạn.

Trong thời gian tới, chính sách tài khóa sẽ cần cân bằng giữa một bên là hỗ trợ có mục tiêu mang tính tạm thời, với một bên là thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế. Thâm hụt tài khóa chung được dự báo tăng vừa phải trong năm 2022.

“Chính sách tiền tệ nên tiếp tục thận trọng trước các áp lực lạm phát đang gia tăng. Nếu xuất hiện áp lực lạm phát dai dẳng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên thắt chặt vị thế chính sách tiền tệ và truyền thông rõ ràng những yếu tố dẫn đến quyết định này để giúp kiểm soát lạm phát", bà Dabla-Norris khuyến nghị.

Dừng nới lỏng quy định về phân loại nợ

Ngoài ra, theo đoàn công tác, trong thời gian tới, chính sách tăng trưởng tín dụng nên cân bằng hợp lý giữa thúc đẩy phục hồi kinh tế và đảm bảo ổn định tài chính.

“Tăng cường sức chống chịu của khu vực ngân hàng là thiết yếu để hỗ trợ một cách bền vững cho tăng trưởng trong trung hạn. Nên chấm dứt nới lỏng các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng khi sự phục hồi trở nên mạnh mẽ hơn", báo cáo nêu.

Theo đó, các quy định cho phép cơ cấu lại nợ mà vẫn giữ nguyên nhóm nợ không nên được gia hạn áp dụng sau thời hạn tháng 6/2022. Bởi điều này sẽ làm chậm trễ việc ghi nhận những tài sản xấu, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phân bổ tín dụng sai lệch và chấp nhận rủi ro quá mức.

IMF dự báo lạm phát năm 2022 của Việt Nam tăng gấp đôi năm ngoái - Ảnh 3.

Đoàn công tác của IMF khuyến nghị nên chấm dứt nới lỏng các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng khi sự phục hồi trở nên mạnh mẽ hơn. Ảnh: Hoàng Hà.


Ngoài ra, môi trường kinh doanh nên được cải thiện thông qua việc kiến tạo một sân chơi bình đẳng về tiếp cận đất đai, tài chính, và giảm thiểu gánh nặng các quy định quản lý, đặc biệt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp còn non trẻ.

"Cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động và giảm mất cân đối cung cầu kỹ năng lao động. Các chính sách cần lưu tâm đến những hàm ý đối với bất bình đẳng thu nhập và tài sản, vì kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự gia tăng bất bình đẳng sẽ làm suy giảm tăng trưởng", chuyên gia IMF nêu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.