Thứ sáu, 19/04/2024

HoREA: Kiến nghị “luật hóa đất ở không hình thành đơn vị ở”có dấu hiệu lợi ích cục bộ

12/05/2022 1:00 PM (GMT+7)

Theo HoREA, những cuộc “tọa đàm”, “hội thảo khoa học” gần đây luôn kiến nghị “luật hóa đất ở không hình thành đơn vị ở”, hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư, chứ không hẳn là vì sự phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản du lịch…

HoREA: Kiến nghị “luật hóa đất ở không hình thành đơn vị ở”có dấu hiệu lợi ích cục bộ - Ảnh 1.

Theo HoREA, kiến nghị "giải cứu" Condotel của các hội thảo thời gian gần đây là thừa vì đã có cơ sở về pháp lý để cấp chứng nhận cho loại hình này. Ảnh: IT

Trong kiến nghị vừa gửi lên Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, yêu cầu "luật hóa đất ở không hình thành đơn vị ở" không có tính "logic" và không phù hợp với Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị "Về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn".

Hơn nữa, Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng không có định hướng về các khu du lịch nghỉ dưỡng có loại "đất ở không hình thành đơn vị ở".

Ý kiến đề nghị "luật hóa đất ở không hình thành đơn vị ở" cũng không phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, như khoản 1 Điều 125 Luật Đất đai 2013 quy định "người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài" trong trường hợp "1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng".

Tuy nhiên, theo HoREA, hiện nay có hiện tượng "lạ" là mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2022/NĐ-CP rất cụ thể và hợp lý, nhưng vẫn có một số hội, hiệp hội tiếp tục tổ chức các cuộc "tọa đàm", "hội thảo khoa học" để kiến nghị "giải cứu" bất động sản du lịch, như: Đề nghị gỡ "nút thắt" pháp lý để thị trường bất động sản du lịch phát triển; hoặc cần sớm giải quyết khối tài sản 30 tỷ USD đang "mắc kẹt" để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư; hoặc cần phải luật hóa "đất ở không hình thành đơn vị ở";…

Trên thực tế, tất cả các "kiến nghị" trên đây đều đã được xử lý theo các quy định pháp luật hiện hành của Luật Đất đai 2013, Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Thông tư 03/2021/TT-BXD và nhất là sau khi Nghị định số 02/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 06/01/2022 (có hiệu lực từ 01/03/2022).

"Thực tế, kiến nghị "luật hóa đất ở không hình thành đơn vị ở" đều nhằm mục đích "bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, nhà đầu tư" (có dấu hiệu "lợi ích cục bộ"), chứ không hẳn là vì sự phát triển minh bạch, lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản du lịch" – ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, nhận định.

HoREA: Kiến nghị “luật hóa đất ở không hình thành đơn vị ở”có dấu hiệu lợi ích cục bộ - Ảnh 2.

Theo HoREA, Sở Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh đã có thể thực hiện được thủ tục cấp "Giấy chứng nhận (sổ hồng)" quyền sở hữu bất động sản lưu trú, du lịch, trong đó có căn hộ du lịch (condotel)

Cũng theo ông Lê Hoàng Châu, Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2022/NĐ-CP "Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản" có hiệu lực từ ngày 01/03/2022 (thay thế Nghị định 76/2015/NĐ-CP), tại khoản 2 Điều 6 quy định về "Hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ du lịch/căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này".

Kết hợp với quy định tại Điều 104 Luật Đất đai 2013 về "Cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất" (sổ hồng) và Điều 32 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định "Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở" thì về cơ bản đã đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư tại các dự án bất động sản có sản phẩm là "công trình xây dựng không phải là nhà ở, phục vụ mục đích lưu trú, du lịch", trong đó có đủ căn cứ để cấp "sổ hồng" cho "căn hộ du lịch (condotel)".

"Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành trên, Sở Tài nguyên Môi trường cấp tỉnh có thể thực hiện được thủ tục cấp "Giấy chứng nhận (sổ hồng)" quyền sở hữu bất động sản lưu trú, du lịch, trong đó có căn hộ du lịch (condotel)", ông Châu nói.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Sau khi thị xã Bến Cát trở thành TP Bến Cát, Bình Dương sẽ có tổng cộng 5 thành phố và là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước.

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

UBND TP Thủ Đức (TP.HCM) đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 4 dự án và điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở với tổng vốn đầu tư 6.860 tỉ đồng.

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Đa số các công ty trong khu công nghiệp Bình Đường (tỉnh Bình Dương) mong muốn tiếp tục tham gia chuyển đổi công năng phát triển thương mại và dịch vụ của khu công nghiệp.

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bất động sản Khu đô thị Một Thế Giới cho Tập đoàn Kim Oanh (Kim Oanh Group). Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD

Cần hơn 109 tỉ đồng để vận hành metro số 1

Cần hơn 109 tỉ đồng để vận hành metro số 1

Để đảm bảo tiến độ vận hành khai thác thương mại trong năm 2024, đơn vị vận hành Metro số 1 đã lập phương án tài chính với các chi phí phát sinh.

Hàng ngàn nhà ở xã hội tại TP.HCM chưa được cấp sổ hồng

Hàng ngàn nhà ở xã hội tại TP.HCM chưa được cấp sổ hồng

TP.HCM còn 4 dự án nhà ở xã hội với 2.704 căn nhà đang bị vướng mắc pháp lý, chưa thể cấp sổ hổng. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống và quyền lợi của người mua nhà.