Chủ nhật, 19/05/2024

Hơn 2 triệu đồng một chỗ ngắm pháo hoa giao thừa

20/01/2023 1:00 PM (GMT+7)

Sát Tết Âm lịch 2023, nhiều điểm xem pháo hoa đắc địa ở Hà Nội đã bắt đầu mở bán vé với mức giá hơn 2 triệu đồng/người, bao gồm thức uống.

Từ lâu, người dân sinh sống tại Hà Nội và khách du lịch đã có nhu cầu sở hữu vị trí thuận lợi ngắm pháo hoa trong đêm giao thừa. Để có chỗ ngồi đẹp, người tiêu dùng năm nay sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng đặt chỗ trước tại những nhà hàng, quán cafe quanh điểm bắn.

Như thường lệ, hồ Hoàn Kiếm là địa điểm xem pháo hoa tầm cao được ưa chuộng nhất. Đến nay, hầu hết nhà hàng và quán cafe có tầng thượng, ban công tầm nhìn đẹp đều đã mở dịch vụ đặt chỗ xem pháo hoa vào đêm 21/1 (30 tháng Chạp Âm lịch).



  Hơn 2 triệu đồng một chỗ ngắm pháo hoa đêm giao thừa  - Ảnh 1.

Nhiều người dân sẵn sàng chi cả triệu đồng để đặt chỗ xem pháo hoa dịp Tết. Ảnh: Starlight Skybar.

Giá cao hơn mọi năm

Theo khảo sát, giá một chỗ ngồi xem pháo hoa năm nay dao động từ 500.000 đồng đến 2,5 triệu đồng tùy vị trí và nhà hàng. Tuy vậy, mức giá này được các chủ hàng cho biết chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10% (VAT). So với năm 2021, mức giá này cao hơn 200.000 - 700.000 đồng. Thông thường, mỗi vé ngồi đều đi kèm một phần ăn nhẹ hoặc đồ uống.

Tại nhà hàng Lẩu Cầu Gỗ nằm tại tòa nhà Hàm Cá Mập, nơi có vị trí hướng thẳng ra hồ Hoàn Kiếm và quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, khách đã đặt kín chỗ từ ngày 16/1 (tức 25 tháng Chạp Âm lịch).

Theo quản lý nhà hàng, vị trí xem pháo hoa ngoài trời với view thẳng hồ Hoàn Kiếm có giá cao nhất, khoảng 2,5 triệu đồng/người. Nếu đặt chỗ, khách hàng sẽ được tặng kèm một set ăn và một ly rượu vang cao cấp.

Tuy nhiên, vì quán đã gần kín chỗ, đại diện nhà hàng tư vấn khách có nhu cầu thì nên đến tận nơi để xem những vị trí ngồi còn lại trước khi đặt.

Anh Minh Hoàng (38 tuổi, trú quận Ba Đình) vừa đặt bàn 4 chỗ tại một nhà hàng ở quận Hoàn Kiếm chia sẻ: "Xác định mỗi năm chỉ có một lần nên tôi chi 6 triệu đồng cho cả gia đình đi ngắm pháo hoa. Hai người lớn 4 triệu đồng, trẻ nhỏ được giảm giá 50% còn 2 triệu đồng".

Thực tế, phần lớn nhà hàng, quán bar hay cafe cao tầng khác quanh hồ Hoàn Kiếm cũng có mức giá xem pháo hoa tương tự. Trong đó, giá vé các quán bar roof-top (tầng thượng) dao động từ 800.000 đồng đến 1,8 triệu đồng/người. Để thu hút khách, một số quán còn tổ chức tiệc cocktail hoặc tiệc ngọt có rượu vang và bánh cho giây phút chào đón năm mới.


  Hơn 2 triệu đồng một chỗ ngắm pháo hoa đêm giao thừa  - Ảnh 2.

Mỗi vé xem pháo hóa đêm giao thừa thường đi kèm một phần ăn nhẹ hoặc đồ uống. Ảnh: Skyline Hanoi.

"Khu vực bàn VIP dành cho 6 người, tối đa 12 người, hiện quán nhận đặt theo combo giá 15 triệu đồng, bao gồm đồ ăn nhẹ và rượu. Còn các bàn 2-6 người thì có các combo 5-10 triệu đồng. Giá trước ngày 25/1 Âm lịch sẽ rẻ hơn, còn sau đó sẽ tăng thêm 20-30% và chưa chắc đã có bàn", quản lý một nhà hàng nằm trên tầng 10 thuộc một khách sạn ở phố Cầu Gỗ cho biết.

Ngoài ra, nhà hàng này cũng bán vé lẻ với giá 1,3 triệu đồng/người cho vị trí đứng.

Không chỉ khu vực hồ Hoàn Kiếm, các quán bar, nhà hàng trên cao quanh khu vực hồ Tây và hồ Trúc Bạch cũng chào bán vé xem pháo hoa với vị trí đẹp. Tại một quán bar nằm trên tầng 20 gần hồ Tây, khách hàng phải bỏ ra ít nhất 1 triệu đồng/người để thưởng thức pháo hoa đêm giao thừa. Combo này đã kèm 3 loại đồ uống tùy chọn với cocktail hoặc rượu vang và đồ ăn nhẹ.

Nhu cầu không suy giảm

Hiện có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc người dân chi ra hàng triệu đồng để có chỗ xem pháo hoa. Tuy nhiên, theo anh Đức Thắng (23 tuổi, trú quận Tây Hồ), người năm nào cũng mua chỗ ngồi để xem pháo hoa, không gian tại các nhà hàng thường lãng mạn hơn so với khung cảnh chen chúc bên dưới. Do vậy những vị trí này khá phù hợp cho các cặp đôi.

Trái ngược suy nghĩ này, chị Phương Mai (35 tuổi, trú quận Hà Đông) cho rằng nếu chọn giữa vị trí ngắm pháo hoa đẹp trị giá hàng triệu đồng và chen trong dòng người quanh hồ, chị sẽ chọn cách thứ hai. "Nếu không có chút chen chúc, đông đúc thì còn gì là không khí giao thừa", chị cho biết.

Tuy vậy, chủ một nhà hàng có dịch vụ đặt chỗ ngồi xem pháo hoa tại khu vực hồ Hoàn Kiếm cho rằng có cầu mới có cung. Bằng chứng là năm nào các vị trí đẹp của nhà hàng đều "cháy" trước đêm giao thừa cả tuần hoặc thậm chí nửa tháng.

Theo vị này, khách hàng sử dụng dịch vụ chủ yếu là người trẻ và người nước ngoài. "Những cặp đôi rất thích vừa uống cafe, vừa ngắm pháo hoa. Còn người nước ngoài sống tại Việt Nam cũng khá hào hứng với màn bắn pháo hoa chào năm mới", anh nói.

Nhân viên một quán cafe roof-top tại phố Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm) cho biết quán đã kín chỗ ngoài trời và chỉ còn chỗ trong nhà: "Nếu muốn có chỗ ngồi chắc chắn mọi người nên đặt bàn trước và phí đặt trước là 1,2 triệu đồng/người. Sau đó, số tiền này sẽ được dùng để gọi đồ uống và đồ ăn nhẹ", người này cho biết.


  Hơn 2 triệu đồng một chỗ ngắm pháo hoa đêm giao thừa  - Ảnh 3.

Việc đặt chỗ ngắm pháo hoa đêm giao thừa được nhóm khách hàng trẻ ưu tiên lựa chọn. Ảnh: N.N.

Theo kế hoạch, năm nay, Hà Nội sẽ có 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó 4 trận địa là pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và hỏa thuật, 3 trận địa bắn tầm cao kết hợp tầm thấp và 24 trận địa bắn tầm thấp.

Cụ thể, điểm bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với tầm thấp và hỏa thuật gồm 2 trận địa ở quận Hoàn Kiếm (trước trụ sở tòa soạn báo Hà Nội Mới và trước trụ sở bưu điện Hà Nội); một ở vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ) và một ở khuôn viên đường đua F1 phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm).

Điểm bắn pháo hoa tầm cao kết hợp với tầm thấp gồm 3 trận địa tại tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn ở công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng); hồ Văn Quán (quận Hà Đông) và thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây). Ngoài ra, còn 24 trận địa pháo hoa tầm thấp khác được bố trí rải rác ở các quận, huyện còn lại.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.