Thứ sáu, 17/05/2024

Học sinh chỉ đi học 1 buổi, không ăn bán trú, phụ huynh lo ngại nhiều mối nguy khó lường

10/02/2022 11:00 AM (GMT+7)

Mặc dù theo lộ trình, học sinh các bậc sẽ lần lượt được đến trường, tuy nhiên việc học sinh đi học chỉ một buổi trong ngày khiến phụ huynh lo lắng, e ngại.

Rình rập nhiều mối nguy

Theo kế hoạch của Sở GDĐT Hà Nội, từ ngày 8/2, học sinh từ lớp 7-12 toàn thành phố sẽ đi học trở lại. Từ ngày 10/2, học sinh từ lớp 1-6 của 18 huyện, thị xã ngoại thành sẽ đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, tất cả các lớp học chỉ học một buổi, không tổ chức ăn bán trú. Quyết định này nhằm đảm bảo an toàn trước dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, tuy nhiên lại đang khiến phụ huynh lo lắng.

Chị Nguyễn Thu Hà, phụ huynh có con học lớp 2 tại huyện Thanh Trì cho hay, theo thông báo của nhà trường, con gái chị sẽ học ca sáng bắt đầu lúc 7h45 đến 10h55 từ thứ Hai đến thứ Sáu. "Sau khi nhận thông báo lịch học của con mà tôi không biết phải đón con thế nào. Con tan học lúc 10h55 nghĩa là vào lúc 10h30 tôi phải rời cơ quan để đón con và đưa về nhà. Nhưng làm sao tôi có thể "trốn" làm như thế được. Tuần đầu tiên tôi đang nhờ một phụ huynh khác ở gần nhà đón giúp, nếu lịch học kéo dài tôi không thể nhờ mãi được. Bạn bè nói thuê người đưa đón song tôi không yên tâm vì không thể giao con cho người lạ và càng tiếp xúc nhiều người thì nguy cơ bị lây Covid-19 càng lớn", chị Hà bày tỏ.

Học sinh Hà Nội chỉ đi học 1 buổi ở trường, phụ huynh lo lắng con gặp nguy hiểm - Ảnh 1.

Học sinh Hà Nội quay trở lại trường từ 8/2. Ảnh: Tào Nga

Cũng đang trong hoàn cảnh con đi học nửa buổi, chị Tạ Minh Thùy, quận Đống Đa lại gặp tình huống anh đi học, em ở nhà không ai trông. "Bình thường anh học lớp 8 ở nhà vừa học online vừa trông em. Giờ anh đi học ở trường, em lớp 1 không ai quản lý. Đưa con theo đi làm không được, mà nhốt con trong nhà một mình thì rất sợ. Dù đã dặn dò con không được nghịch nhưng trẻ con một mình ở nhà làm sao kiểm soát được các tình huống xảy ra", chị Thùy hoang mang.

Một số phụ huynh khác cũng cho biết, do không thể bỏ dở việc nên đành thuê người đưa đón con và trông con buổi trưa, chiều. Trên nhiều nhóm cư dân, tới tấp các phụ huynh đăng thông tin tìm "bảo mẫu". Biết như vậy sẽ rình rập nhiều mối nguy hiểm nhưng họ cũng đành "nhắm mắt đưa chân" vì không còn phương án nào khả thi hơn.

Học sinh đang bị "đá" như một quả bóng?

Theo nhà văn Hoàng Anh Tú: "Việc mở lại trường cho học sinh được đi học trực tiếp là cần thiết khi các em đã phải ở nhà học online suốt 8 tháng qua với biết bao hệ lụy về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Nhưng mở trường nửa vời, chỉ học một buổi, không tổ chức ăn bán trú, 11h30 cha mẹ đón con về thì thật chẳng khác nào biến lũ trẻ thành trái bóng đá qua lại giữa nhà trường với phụ huynh.

Vẫn biết con cái thời nay đều là con vàng con bạc. Nhiều phụ huynh chỉ thấy con an toàn khi nhốt chúng ở nhà nên ngay cả khi nhà trường tuyên bố an toàn, nhiều phụ huynh vẫn chưa muốn cho con đến trường. Những phụ huynh hân hoan khi nhà trường mở cửa đón học sinh thì lại đau đầu khi nhà trường chỉ mở cửa nửa vời. Bởi khi con học online, chỉ cần khóa cửa, chuẩn bị sẵn đồ ăn là được. Giờ học sinh đi học thì mệt hơn, sáng vội vã đưa con đến trường, trưa lại tranh thủ từ cơ quan về đón con, nấu nấu nướng nướng cho con ăn rồi lại trở lại cơ quan.

Nhà trường đã cam kết an toàn vậy sao chỉ cho học 1 buổi? Nguy cơ từ việc ăn bán trú có thể giải quyết được không hay không giải quyết được mà đá quả bóng đó lại cho các phụ huynh?".

Sáng 8/2, báo cáo chuyên đề về công tác đưa học sinh trở lại trường học trực tiếp tại cuộc họp Giao ban báo chí đầu xuân Nhâm Dần 2022, Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh cho biết, qua tham khảo kinh nghiệm từ các nước trên thế giới và thực tiễn tình hình trong nước, khi tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 đã rất cao, việc mở cửa trường học đang là ưu tiên số 1 của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Về vấn đề cho trẻ trở lại trường nhưng không ăn bán trú, bà Minh cho biết, Bộ GDĐT sẽ làm việc với TP.Hà Nội để giải quyết. Bà Minh cho biết: "Khi đưa các em trở lại trường cũng phải đánh giá đến phụ huynh học sinh, đặc biệt là các em nhỏ cần phải ăn bán trú như mầm non và tiểu học. Nếu chỉ cho các em học nửa ngày còn nửa ngày đón về sẽ ảnh hưởng đến giờ làm của phụ huynh".

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, bảo vệ ĐBSCL là cấp bách, cấp thiết nhưng phải gắn với căn cơ và lâu dài, phải tính kế sách trăm năm chứ không phải vài năm hay vài chục năm.

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Theo Cục Pháp chế (Bộ Công an), công tác quản lý thuốc lá thế hệ mới ở Việt Nam đang có nhiều hạn chế khi các sản phẩm này chưa được cấp phép, nhưng có thể mua một cách dễ dàng.