Chủ nhật, 19/05/2024

Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm hoàn thành trong năm 2023

07/04/2023 1:00 PM (GMT+7)

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các Ban Quản lý dự án giao thông, chủ đàu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án giao thông và xử nghiêm vi phạm làm chậm tiến độ, chất lượng công trình trong năm 2023, nhằm đảm bảo các quy hoạch ngành ở cả 5 lĩnh vực tăng trưởng theo mục tiêu của Chính phủ.

Tập trung hoàn thành các công trình trọng điểm

Rà soát của Bộ Giao thông Vận tải cho biết, đối với xây dựng cơ bản, 6 dự án trọng điểm quốc gia đã được Bộ Giao thông Vận tải trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đúng tiến độ yêu cầu. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn, đã hoàn thành khối lượng công việc lớn để đồng loạt khởi công 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn II 2021 - 2025 ngày từ đầu năm 2023 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm hoàn thành trong năm 2023 - Ảnh 1.

Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm phải hoàn thành trong năm 2023.

Tuy vậy, theo Bộ Giao thông Vận tải, tiến độ chuẩn bị đầu tư, triển khai thi công một số dự án đang chậm so với yêu cầu, nhất là việc bảo trì hạ tầng giao thông kéo dài, chưa xử lý triệt để, nếu các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư không quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn đầu tư công.  

Trong năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu sẽ đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm như: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn I 2017 - 2020 và giai đoạn II 2021 - 2025, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn I, cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn I, dự án đường bộ Chợ Mới - Bắc Kạn…

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải ra Nghị quyết với các đơn vị, phấn đấu hoàn thành trong năm 2023 các dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2017 - 2020 như: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, Cầu Mỹ Thuận 2, Nha Trang - Cam Lâm, Mỹ Thuận - Cần Thơ, luồng sông Hậu giai đoạn 2, tuyến đường thủy Kênh Chợ Gạo giai đoạn II; đồng thời, đặt mục tiêu hoàn thiện thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư, các dự án khởi công mới trong kỳ trung hạn 2021 - 2025. 

Để đảm bảo tiến độ cán đích các dự án trọng điểm, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tập trung kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc, tồn tại liên quan đến tiến độ, chất lượng; nghiêm khắc xử lý các tập thể, cá nhân làm thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm, làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và kiên quyết loại bỏ ngay các nhà thầu năng lực yếu kém ra khỏi các dự án của ngành.

Riêng đối với các dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn II, đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đang huy động gần 2.000 đầu thiết bị, hơn 300 mũi thi công, khoảng 4.000 kỹ sư, công nhân, để bứt tốc tiến độ. Phục vụ thi công hiện trường, 23/25 gói thầu đã phê duyệt bản vẽ thi công, 16/25 gói thầu đã trình Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương hồ sơ đăng ký khu vực, công suất, khối lượng khai thác mỏ vật liệu xây dựng và triển khai công tác thỏa thuận với chủ sở hữu đất khu vực mỏ.

Tính chung về công tác giải ngân tại các dự án, trong tổng số vốn hơn 45.000 tỷ đồng được Bộ Giao thông Vận tải giao năm 2023, đến nay, công tác giải phóng mặt bằng do các địa phương thực hiện đã giải ngân 1.699 tỷ đồng, đạt gần 12%, công tác xây lắp đã giải ngân 5.679 tỷ đồng, đạt hơn 19%, công tác tư vấn, quản lý dự án đã giải ngân 214 tỷ đồng, đạt gần 17%... Ngoài ra, tỷ lệ mặt bằng các địa phương bàn giao cho dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn II hiện đạt tỷ lệ 80%... 

Dồn lực giải ngân vốn đầu tư công

Trong 3 tháng đầu năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải đã giải ngân khoảng 17.000 tỷ đồng cho các dự án giao thông, đạt hơn 18% kế hoạch năm, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái (đạt khoảng 14%).

Theo ông Bùi Quang Thái, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải), tỷ lệ giải ngân 3 tháng đầu năm của Bộ Giao thông Vận tải cao hơn mức trung bình cả nước (10,35%) và là 1 trong 2 bộ, cơ quan Trung ương và 17 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 15%; trong đó, tập trung ở các dự án cao tốc Bắc Nam, với giá trị 11.198 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 80% giá trị giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải.

Năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao 94.161 tỷ đồng. Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã giao chi tiết cho các dự án với tổng số 94.135 tỷ đồng (đạt 99,97%).

Xét theo nhóm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, giá trị giải ngân tập trung giải ngân gần 16.900 tỷ đồng, đạt 19,6% kế hoạch năm và chiếm tỷ trọng 99,3% giá trị đã giải ngân của Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó, có 8/23 chủ đầu tư giải ngân với giá trị khoảng hơn 112 tỷ đồng, đạt trung bình 5% kế hoạch giao, gồm: Tổng Công ty đầu tư và Phát triển đường cao tốc, Sở Giao thông Vận tải các tỉnh Đồng Tháp, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Bình, Phú Thọ, Bắc Kạn, Lào Cai. Có 15/23 chủ đầu tư chưa giải ngân, kế hoạch vốn bố trí cho các chủ đầu tư này chủ yếu phục vụ hoàn ứng và quyết toán dự án.

Từ nay đến cuối năm 2023, điều kiện thời tiết, giá nguyên vật liệu sẽ đối mặt với nhiều biến động, trong khi tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến khó lường, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án chỉ đạo các nhà thầu xây dựng kế hoạch tập kết vật liệu xây dựng dự phòng trong trường hợp biến động mạnh giá vật liệu, đảm bảo tiến độ thi công các dự án, công trình giao thông trọng điểm.

Do vậy, "tối hậu thư" của Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các dự án phải dồn lực thi công ngày đêm, tăng ca kíp thi công tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, sẵn sàng nguồn lực để bứt tốc cán đích; việc lập tiến độ thi công phải đảm bảo tính khả thi, tiến độ phải kiểm soát hàng tuần và kế hoạch giải ngân khẩn trương đối với những dự án hoàn thành sớm trước các hạng mục, đoạn tuyến thuận lợi.


TTXVN

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.