Thứ sáu, 17/05/2024

Hàng loạt công trình, dự án bị bỏ hoang ở Dung Quất

18/07/2022 6:00 PM (GMT+7)

Từng được kỳ vọng là khu kinh tế trọng điểm miền Trung, nhưng đến nay Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn còn nhiều dự án 'treo' hay công trình xây dựng dang dở, bị bỏ hoang.


Hàng loạt công trình, dự án bị bỏ hoang ở Dung Quất - Ảnh 1.

Sau hơn 25 năm hình thành và phát triển, Khu kinh tế Dung Quất góp phần làm thay đổi đáng kể Quảng Ngãi. Tuy nhiên, đến nay khu vực này vẫn còn nhiều dự án "ôm đất", công trình bị bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên.

Hàng loạt công trình, dự án bị bỏ hoang ở Dung Quất - Ảnh 2.

Trung tâm khách sạn, nhà hàng và dịch vụ tổng hợp được xây dang dở do Công ty Vạn Năm làm chủ đầu tư ở khu đô thị Vạn Tường. "Người dân nhường đất để phát triển Khu kinh tế Dung Quất, nhưng doanh nghiệp cứ lấy đất rồi bỏ hoang. Trong khi đó, chúng tôi không có đất để sản xuất, làm hoa màu nên xót lắm", bà Trần Thị Hạnh (ngụ xã Bình Hải) nói.

Hàng loạt công trình, dự án bị bỏ hoang ở Dung Quất - Ảnh 3.

Cỏ dại mọc quanh dự án Câu lạc bộ Thủy thủ TP Vạn Tường (5,4 ha). Năm 2010, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã thu hồi dự án này, nhưng đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư mới nào thay thế. Thống kê sơ bộ, Khu kinh tế Dung Quất hiện có 105 dự án "treo" hoặc công trình thi công dang dở, trong số này có 53 dự án thuộc nhóm thương mại, dịch vụ và khu dân cư.

Hàng loạt công trình, dự án bị bỏ hoang ở Dung Quất - Ảnh 4.

Dự án Khu du lịch sinh thái Bình Sơn Hải rộng gần 3 ha ở thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Khu đô thị Vạn Tường), bị bỏ hoang từ năm 2005 đến nay. Ông Phạm Cầu, Phó chủ tịch UBND xã Bình Hải, cho biết địa phương có 7 dự án dịch vụ du lịch, đường giao thông bị "treo" suốt nhiều năm dài. Người dân đổ xà bần, rác thải sinh hoạt lên các khu đất bỏ hoang này gây ô nhiễm môi trường.

Hàng loạt công trình, dự án bị bỏ hoang ở Dung Quất - Ảnh 5.

Theo ông Cầu, nhà đầu tư khó khăn về tài chính, vướng mắc trong khâu giải tỏa, đền bù là hai nguyên nhân chính khiến các dự án này dậm chân tại chỗ hoặc công trình thi công dang dở xuống cấp, hỏng nặng. Trong ảnh là Trung tâm Văn hóa - Thể thao đa năng Dung Quất có tổng vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng bị bỏ hoang.

Hàng loạt công trình, dự án bị bỏ hoang ở Dung Quất - Ảnh 6.

Sau những trận bão lớn, mái của Trung tâm Văn hóa - Thể thao này đến nay vẫn chưa được sửa chữa, khắc phục. "Quan điểm của tỉnh là phải thu hồi các dự án bỏ hoang, bất kể dự án đó của ai nếu không đúng quy định của pháp luật. Chúng ta phải làm lại từ đầu theo đồ án điều chỉnh Khu kinh tế Dung Quất", ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, nói.

Hàng loạt công trình, dự án bị bỏ hoang ở Dung Quất - Ảnh 7.

Người dân chăn thả bò trong khu vực Đài Truyền hình Dung Quất. Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho hay đơn vị đang tổng rà soát, tùy theo từng dự án bị bỏ hoang hay thi công dang dở để xem xét gia hạn, thu hồi dự án và tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mới.

Hàng loạt công trình, dự án bị bỏ hoang ở Dung Quất - Ảnh 8.

Trụ sở Đài Truyền hình Dung Quất bị bỏ hoang, nhiều thiết bị gỉ sét, hư hỏng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Hàng loạt công trình, dự án bị bỏ hoang ở Dung Quất - Ảnh 9.

Nhiều lần cơ quan chức năng Quảng Ngãi khuyến cáo người dân hạn chế đi lại gần khu vực này để tránh nguy hiểm tính mạng.


Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho hay khu kinh tế này từng được quy hoạch hơn 45.000 ha, nhưng đến nay quỹ đất dành cho đầu tư phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ gần như đã lấp đầy.

Quảng Ngãi đang phải chờ thu hồi đất từ các dự án “ôm” đất, nhưng không triển khai và chờ đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 mới có thêm quỹ đất để kêu gọi các nhà đầu tư mới vào đầu tư.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.