Thứ sáu, 17/05/2024

Hạn chế đầu cơ, TP.HCM đề xuất thí điểm thu thuế người sở hữu bất động sản thứ 2

04/12/2022 5:10 AM (GMT+7)

TP.HCM xin thí điểm thu thuế với quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản trên đất của bất động sản thứ hai trở lên nhằm hạn chế việc đầu cơ bỏ hoang nhà, đất trong dự án và tăng nguồn thu ngân sách.

UBND TP.HCM vừa có tờ trình Chính phủ việc xây dựng Nghị quyết về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển TP.HCM (thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội về cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM).

Theo đó, lãnh đạo TP.HCM cho biết sau 5 năm triển khai Nghị quyết 54/2017 về cơ bản chưa đạt được mục tiêu đề ra, nhất là cơ chế chính sách để huy động nguồn lực. Chưa kể, nhiều lĩnh vực được phân cấp nhưng quy trình, thủ tục hành chính vẫn bị vướng mắc.

Theo đó, đà tăng trưởng của thành phố trong 20 năm qua đã chậm lại, nhiều động lực giảm sút. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1996 - 2010 bình quân 10,2%/năm, đến giai đoạn 2011 - 2025 giảm xuống 7,22%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 chỉ còn 6,41%/năm.

Hạn chế đầu cơ, TP.HCM đề xuất thí điểm thu thuế người sở hữu bất động sản thứ 2 - Ảnh 1.

TP.HCM đưa ra Dự thảo Nghị quyết mới. Ảnh: H.T

Qua đó, TP.HCM đưa ra Dự thảo Nghị quyết mới gồm 11 điều, trong đó 7 điều đề xuất cơ chế cụ thể về quản lý đầu tư; tài chính ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên - môi trường; quản lý văn hóa - xã hội và trật tự xã hội; tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền, ủy quyền và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; cơ chế xây dựng phát triển Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM; cơ chế phân cấp phân quyền, ủy quyền và tổ chức bộ máy hành chính TP.Thủ Đức.

Trong đó, một số cơ chế đáng chú ý về tài chính ngân sách như: quyết định chính sách thuế thu bổ sung đối với quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất của bất động sản thứ hai trở lên của người dân (trừ bất động sản duy nhất).

Mục đích của quy định này là thí điểm chính sách về thuế bất động sản làm cơ sở thực tiễn để xây dựng chính sách chung về sau. Đồng thời tăng nguồn thu ổn định, bền vững cho ngân sách địa phương, hạn chế tình trạng đầu cơ bỏ hoang nhà ở, đất ở trong các dự án bất động sản hiện nay.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng kiến nghị mở rộng giới hạn các khoản vay của địa phương so với với số thu ngân sách địa phương được hưởng theo Nghị quyết 54/2017 từ 90% lên mức 120%; giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách 21% đến năm 2025; hoàn thiện mô hình công ty đầu tư tài chính nhà nước.

Về tài nguyên môi trường, TP.HCM kiến nghị phân cấp cho UBND TP.HCM điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị do Thủ tướng phê duyệt mà không làm thay đổi quan điểm và định hướng quy hoạch tổng thể; phân cấp xử lý các nội dung liên quan đến xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà tái định cư, chung cư cũ, nhà ở trên và ven kênh rạch. TP.HCM nhận định quy định pháp luật chồng chéo là điểm nghẽn chính của các dự án đầu tư nhà ở hiện nay.

Hạn chế đầu cơ, TP.HCM đề xuất thí điểm thu thuế người sở hữu bất động sản thứ 2 - Ảnh 3.

TP.HCM đề xuất thí điểm thu thuế người sở hữu bất động sản thứ 2 để hạn chế đầu cơ. Ảnh: H.T

Đối với công tác bồi thường, TP.HCM xin được thí điểm cơ chế bồi thường "bằng đất theo tỷ lệ" khi giải phóng mặt bằng, bảo đảm tính linh hoạt theo yêu cầu từng dự án và sự tự nguyện của người sử dụng đất. Cơ chế này có thể thí điểm tại TP.HCM để tổng kết thực tiễn trước khi áp dụng rộng rãi.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đề xuất thí điểm thực hiện việc tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án đầu tư công độc lập đối với các dự án nhóm B trên địa bàn, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, tránh tình trạng "vốn chờ dự án", đội vốn do thiếu mặt bằng thi công.

Đối với quản lý đầu tư, dự thảo đề xuất cơ chế riêng về quy trình thủ tục đầu tư; giao, cho thuê đất; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư... để thành phố huy động thêm nguồn lực tư nhân. Hiện, TP.HCM muốn xã hội hoá đầu tư, nhưng nhiều nội dung trái quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

TP.HCM đề nghị được phân cấp nhiều nội dung về quản lý đô thị, tài nguyên môi trường thuộc thẩm quyền của Trung ương như: điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị; lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết; quyết định các vấn đề về xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà tái định cư, xử lý chung cư cũ, nhà trên và ven kênh rạch vì đang vướng mắc ở nhiều luật như Nhà ở, Xây dựng, Đấu thầu, Đất đai...

Về tổ chức bộ máy, thành phố xin tự quyết việc tổ chức lại, giải thể, thành lập đơn vị sự nghiệp công; lập Sở An toàn thực phẩm; quyết định số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.