Chủ nhật, 19/05/2024

Hạ tầng phát triển tạo lực đẩy của bất động sản logistics

12/09/2022 9:44 AM (GMT+7)

Trong lúc nhiều phân khúc đang "chật vật" sau 2 năm ảnh hưởng dịch thì bất động sản logistics đang có mức tăng trưởng nhanh nhờ hệ thống hạ tầng được triển khai đồng bộ.

Bất động sản logistics tiếp tục hút đầu tư

Theo Savills Việt Nam, ngành hậu cần kho bãi (logistics) của Việt Nam đang có mức tăng trưởng đáng kể do sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, các lĩnh vực sản xuất và thương mại điện tử.

Cụ thể, các chuyên gia cho rằng yếu tố hạ tầng là điều kiện quan trọng để thu hút các nhà đầu tư tìm đến Việt Nam. Hiện tại, cả nước ghi nhận sự đầu tư đồng bộ của các dự án cảng biển - hàng không - đường bộ - đường sắt. Sự các dự án hạ tầng được nhận định là xương sống trong chiến lược phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid-19.

Hệ thống cơ sở hạ tầng đang được cải thiện nhanh chóng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và sự phát triển đáng kể trong lĩnh vực logistics - hậu cần ngành công nghiệp. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đã có kế hoạch hoàn thành đường cao tốc Bắc Nam, giai đoạn đầu tiên của sân bay quốc tế Long Thành, đường ven biển Quảng Ninh - Kiên Giang, các tuyến metro ở cả miền Bắc và miền Nam.

Hạ tầng phát triển là lực đẩy của bất động sản logistics - Ảnh 1.

Bất động sản logistics là một trong những phân khúc hiếm hoi tăng trưởng nóng sau dịch. Ảnh: H.T

Những lo ngại về bất ổn kinh tế vĩ mô trên toàn cầu đã làm chậm các hoạt động đầu tư từ đầu năm nay. Với tình hình lãi suất và lạm phát tăng đã khiến nhà đầu tư phần nào "chùn chân" và cẩn trọng xem xét lại các danh mục đầu tư.

Khảo sát của Cushman & Wakefield, hơn 200 đại diện cấp cao từ các công ty đầu tư hàng đầu đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và nhì trong nhóm các thị trường mới nổi. Bảng khảo sát cho thấy, Việt Nam chiếm gần 80% số phiếu bầu cho hai vị trí ưu tiên, theo sau là 75% cho Ấn Độ.

Bà Trang Bùi - Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield, nhận định để gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, chẳng hạn như đường cao tốc và cảng biển quan trọng đối với nền kinh tế.

Hạ tầng phát triển là lực đẩy của bất động sản logistics - Ảnh 3.

Các công trình trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: H.T

"Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận các nhà đầu tư vẫn tiếp tục triển khai vốn vào những dự án mà họ đã cam kết. Mặc cho tăng trưởng chậm, các nhà đầu tư được khảo sát vẫn tin rằng dòng vốn chảy vào thị trường Châu Á Thái Bình Dương sẽ dần ổn định lại khi nhà đầu tư từ thị trường Châu Âu và Mỹ dần thích ứng với bối cảnh hiện tại" - Bà Trang Bùi khẳng định.

Bất động sản logistics được dự báo nhiều tiềm năng

Ngành logistics Việt Nam hiện nay vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng khi hầu hết các bên tham gia là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp các dịch vụ có giá trị gia tăng thấp. Trong số 3.000 công ty hậu cần kho bãi, 90% vốn đăng ký dưới 440.000 USD, 5% có quy mô vốn từ 440.000 USD đến 880.000 USD và 5% có quy mô vốn trên 880.000 USD. Trong khi thị trường trong nước có sự cạnh tranh gay gắt, thị trường điều phối bởi các công ty nước ngoài chiếm sản lượng thấp hơn nhưng lại chiếm đến khoảng 75% doanh thu.

Cushman & Wakefield đã có cuộc khảo sát dò hỏi tâm lý nhà đầu tư sẽ đầu tư vào phân khúc nào với 1 tỷ USD trong tay. Kết quả, 25% các nhà đầu tư cho biết sẽ triển khai vốn vào phân khúc logistics. Theo sau đó, các phân khúc văn phòng và phi truyền thống như Trung tâm dữ liệu (data center) và nhà ở đa gia đình giữ vị trí tiếp theo.

Hạ tầng phát triển là lực đẩy của bất động sản logistics - Ảnh 4.

Nhà đầu tư tin rằng lĩnh vực logistics về cơ bản vẫn chưa đủ nguồn cung đáp ứng thị trường. Ảnh: H.T

Mặc dù lợi suất giảm, hơn 35% nhà đầu tư tin rằng lĩnh vực logistics về cơ bản vẫn chưa đủ nguồn cung đáp ứng thị trường, với 30% tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng tích cực dù với tốc độ chậm hơn trong lĩnh vực này.

Bà Trang Bùi cho biết, Việt Nam ghi nhận một kỷ lục mới với 10,06 tỷ USD vốn từ nhà đầu tư nước ngoài giải ngân vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua. Trong đó, bất động sản là phân khúc đứng thứ hai, chiếm 26% tổng vốn với các nhà đầu tư.

"Các loại tài sản công nghiệp và hậu cần, khu đất phát triển, khách sạn và văn phòng đang là những "món hàng" được săn lùng bởi các nhà đầu tư. Trong dài hạn, tiềm nằng phát triển của bất động sản logistics là rất lớn", bà Trang cho hay.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Tại Novaland, nhóm của "đại gia" Bùi Thành Nhơn còn giữ bao nhiêu vốn?

Không có bất kỳ cuộc tháo chạy nào khỏi Novaland (mã NVL) sau các thương vụ bán cổ phiếu thời gian gần đây. Đây là khẳng định của Giám đốc Tài chính Novaland Dương Văn Bắc

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Doanh nghiệp bị áp lực 'phí chồng phí' ở BOT Phú Hữu

Theo các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trạm BOT Phú Hữu khiến các doanh nghiệp áp lực "phí chồng phí".

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".