Chủ nhật, 12/05/2024

Hà Nội: Thu ngân sách trên 10.000 tỷ đồng từ đấu giá, cho thuê đất

10/07/2022 6:00 AM (GMT+7)

6 tháng đầu năm 2022, Thành phố Hà Nội đã thu trên 10.000 tỷ đồng từ đấu giá, tiền sử dụng và cho thuê đất, thông qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn.


Hà Nội: Thu ngân sách trên 10.000 tỷ đồng từ đấu giá, cho thuê đất - Ảnh 1.

Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với 83 khu đất với tổng diện tích 82,02 ha.

Công tác đấu giá đất, kết quả thu khoảng 3.106 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất được 5.845 tỷ đồng; thu tiền thuê đất 1.127 tỷ đồng.

Tiếp tục xác định nghĩa vụ tài chính theo quyết định giao đất, cho thuê đất đối với 42 dự án, dự kiến thu 9.434,3 tỷ đồng.

Đối với công tác cấp giấy chứng nhận, kê khai, đăng ký đất đai lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư đạt 99,6%; cho người mua nhà tại dự án phát triển nhà ở đạt 71,8%; người mua nhà tái định cư đạt 93,02%; hộ gia đình, cá nhân sau dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp đạt 99,21%; cho các tổ chức được 21.969 thửa đất; cơ sở tôn giáo đạt 67,80%; cơ sở tín ngưỡng đạt 45,10%.

Bên cạnh đó, Thành phố Hà Nội đang tập trung triển khai dự án xây dựng tổng thể hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn, đã thực hiện hạng mục đo đạc 27/27 địa bàn và hoàn thành đo đạc bản đồ ngoại nghiệp, tổ chức nghiệm thu 477/489 xã, phường, thị trấn.

Qua tổng hợp giao đất dịch vụ, đến nay 40.535 hộ/49.945 hộ đủ điều kiện, đạt 81,16% tương ứng với 397,7 ha; 9.410 hộ còn lại (18,84%) tương ứng với 142,7 ha chưa được giao đất dịch vụ.

UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã khẩn trương tổ chức thực hiện giao đất dịch vụ cho hộ gia đình đủ điều kiện, hoàn thành trong năm 2022.

Ngoài ra, UBND Thành phố Hà Nội cũng đang tập trung khắc phục tồn tại của những dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai theo kiến nghị của Đoàn giám sát HĐND Thành phố Hà Nội.

Cụ thể, có 11 dự án đang triển khai theo tiến độ đã được phê duyệt, phê duyệt điều chỉnh; 12 dự án đề nghị loại bỏ khỏi danh sách do trùng lặp, nhà đầu tư đề xuất nghiên cứu khi chưa có ý kiến của UBND Thành phố; 7 dự án tiếp tục báo cáo UBND Thành phố Hà Nội chấm dứt hoạt động và 67 dự án đang chờ Sở Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, rà soát, đề xuất xử lý.

Trường hợp 11 dự án chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, UBND Thành phố Hà Nội quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng nhưng chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của 24 tháng.

Đối với nhóm các dự án phân loại, tiếp tục xử lý, Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo tổ công tác liên ngành kiểm tra, rà soát, phân loại theo 9 nhóm dự án; đồng thời, phân công các Sở ngành, gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường và UBND quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện kiểm tra, rà soát, hậu kiểm ngay việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo xử lý sau thanh tra, kiểm tra trong quý III/2022; tập trung xử lý dứt điểm xong, tổng hợp báo cáo trong quý IV/2022.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).