Thứ năm, 28/03/2024

Hà Nội mở lại nhà hàng, dịch vụ ăn uống tại chỗ từ 6 giờ ngày 14/10

13/10/2021 7:00 PM (GMT+7)

à Nội đồng ý để các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở bán rượu, bia, bia hơi) được phép phục vụ tại chỗ (không quá 50% chỗ ngồi) và đảm bảo khoảng cách.

Hà Nội mở lại nhà hàng, dịch vụ ăn uống tại chỗ từ 6 giờ ngày 14/10 - Ảnh 1.

Quán ăn trong nhà lắp tấm chắn giữa các vị trí ngồi đảm bảo phòng chống dịch. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa ký ban hành công điện số 21/CĐ-UBND về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới, áp dụng từ 6 giờ 00 ngày 14/10.

Cụ thể, lãnh đạo thành phố đồng ý để các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường; thường xuyên tự đánh giá nguy cơ và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; khuyến khích làm việc trực tuyến.

Thành phố cho phép xe buýt, xe taxi được hoạt động theo công suất và hướng tuyến do Sở Giao thông vận tải hướng dẫn, đảm bảo các quy định của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và các quy định phòng, chống dịch.

Ngoài ra, các bảo tàng, công viên được mở cửa đón khách trở lại với số lượng không quá 10 người/đoàn, đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch.

Tại công điện này, thành phố cũng cho phép các khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú được hoạt động trở lại không quá 50% công suất, đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh lưu trú vàcác biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định và hướng dẫn của ngành du lịch.

Chưa mở lại quán bia, bia hơi

Đáng chú ý, Hà Nội đồng ý để các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (trừ các cơ sở kinh doanh rượu, bia, bia hơi) được phép kinh doanh, phục vụ tại chỗ, không quá 50% chỗ ngồi và phải đảm bảo khoảng cách hoặc có vách ngăn/tấm chắn, chủ cơ sở và nhân viên phải được tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19; yêu cầu khách hàng thực hiện quét mã QR.

Các hoạt động và cơ sở kinh doanh phải đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR theo quy định của Bộ Y tế và thành phố gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và các cá nhân tham gia.

Thành phố giao Sở Y tế xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Sở Y tế phải thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế đối với việc xét nghiệm, cách ly, theo dõi y tế người đến từ vùng dịch, từ các địa phương khác; người nhập cảnh (bao gồm trẻ em chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine); người hoàn thành cách ly tập trung được di chuyển thuận lợi về nơi cư trú/lưu trú, làm việc để phục vụ khôi phục và phát triển sản xuất theo quy định.

Đơn vị này cũng tham mưu tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; đảm bảo phương châm “bốn tại chỗ”; thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ; phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.

Đảm bảo vận chuyển hành khách an toàn

Chủ tịch thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, hướng dẫn, tổ chức hoạt động liên quan vận tải, vận chuyển hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy hoạt động vận tải hành khách, giao thông, vận tải liên tỉnh, lưu thông hàng hóa trên địa bàn thành phố phù hợp điều kiện phòng, chống dịch bệnh đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.”

Cùng với đó, hướng dẫn tổ chức hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe buýt, xe taxi theo nội dung quy định tại Công điện này và các quy định, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế.

Hà Nội yêu cầu Công an thành phố bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và an ninh mạng, nhất là tại cơ sở và tại các địa bàn, khu vực cách ly y tế; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là hành vi chống lại lực lượng chức năng tham gia phòng, chống dịch COVID-19; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách phòng, chống dịch.

Công an cũng chủ trì, phối hợp Sở Y tế và chính quyền địa phương cập nhật thông tin quản lý việc cư trú, thông tin y tế và di biến động của người dân trên địa bàn; đặc biệt giám sát y tế đối với người về từ các khu vực, địa phương có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao; bố trí lực lượng để tổ chức phân luồng, hướng dẫn kiểm tra giao thông và kiểm soát hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với diễn biến dịch bệnh trên địa bàn và các quy định của Trung ương, thành phố trong tình hình mới…

Hà Nội giao Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các giải pháp đảm bảo thực hiện năm học 2021- 2022 an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình dịch bệnh COVID-19 tại từng địa phương.

“Sở Giáo dục chủ trì, phối hợp Sở Y tế, các địa phương tổ chức tiêm chủng cho học sinh trong độ tuổi khi có hướng dẫn và phân giao vaccine của Bộ Y tế,” công điện nêu rõ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người Việt chi bao nhiêu tiền cho mỗi lần đi cà phê?

Người Việt chi bao nhiêu tiền cho mỗi lần đi cà phê?

Các khó khăn về kinh tế không làm ảnh hưởng tới thói quen “đi cà phê” của người Việt. Thậm chí, tần suất đi cà phê và số tiền bỏ ra đi cà phê năm 2023 còn tăng hơn so với năm 2022.

Từ 15h chiều nay, xăng RON 95 lại tăng 530 đồng/lít, lên 24.810 đồng

Từ 15h chiều nay, xăng RON 95 lại tăng 530 đồng/lít, lên 24.810 đồng

Từ 15h chiều nay (28/3), xăng E5 RON 92 tăng thêm 410 đồng, lên 23.620 đồng/lít, trong khi xăng RON 95 tăng thêm 530 đồng, lên 24.810 đồng/lít. Hiện, giá xăng đang ở mức giá cao nhất tính từ đầu năm và cao nhất trong vòng 5 tháng qua.

Mercedes-AMG G 63 2025 ra mắt bản mới: Thay đổi thiết kế, thêm công nghệ hybrid

Mercedes-AMG G 63 2025 ra mắt bản mới: Thay đổi thiết kế, thêm công nghệ hybrid

Bản nâng cấp của Mercedes-AMG G 63 2025 và Mercedes-Benz G 550 vừa ra mắt với một số thay đổi nhỏ, đi kèm nâng cấp hệ truyền động và tiện nghi.

Shopee bị nhà bán hàng phản ứng dữ dội

Shopee bị nhà bán hàng phản ứng dữ dội

Cộng đồng nhà bán hàng trên Shopee tuần qua phản ứng dữ dội, không đồng tình các chính sách mới của sàn liên quan việc tăng thời gian khách được trả hàng, và kéo dài thời gian hoàn tiền hàng về cho người bán.

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Nguồn vốn "khủng" mới cho các doanh nghiệp nền tảng số, đến 1 tỷ USD

Ngân hàng HSBC toàn cầu vừa công bố Quỹ Tăng trưởng ASEAN (ASEAN Growth Fund) trị giá 1 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp nền tảng số ở Việt Nam và khu vực mở rộng quy mô hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế số đang bùng nổ.

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Moody’s nâng bậc, nâng hạng cho 2 ngân hàng Việt Nam

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s vừa nâng bậc nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng cho một ngân hàng ở Việt Nam, và nâng hạng triển vọng cho một nhà băng khác.