Thứ năm, 25/04/2024

Hà Nội “khoác áo mới”, xứng tầm vị thế Thủ đô

06/05/2022 1:00 PM (GMT+7)

Thủ đô Hà Nội được định hướng phát triển trở thành trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Với định hướng đó, bộ mặt đô thị của Hà Nội đang thay đổi từng ngày nhờ chiến lược đầu tư mạnh mẽ cơ sở hạ tầng để Thủ đô vươn tầm phát triển.

Phát triển hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại

Nhìn vào hình ảnh của Hà Nội hôm nay, chúng ta có thể thấy được không gian đô thị hiện đại với hàng loạt các công trình hạ tầng được đầu tư đồng bộ.

Hà Nội “khoác áo mới”, xứng tầm vị thế Thủ đô  - Ảnh 1.

Diện mạo Thủ đô Hà Nội thay đổi từng ngày.


Sự thay đổi đáng kể nhất phải kể đến sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị được xây dựng theo hướng hiện đại, tổ hợp gồm nhà cao tầng (trung bình 9-13 tầng) và biệt thự, vườn hoa cây xanh, trung tâm thương mại, thể thao..., cùng nằm trên một diện tích rộng từ vài chục đến vài trăm ha. Bên cạnh đó, hàng loạt các khu chung cư cũ dần được trùng tu hoặc dỡ bỏ, thay thế bởi những khu nhà mới, nhằm tạo bộ mặt đô thị văn minh hiện đại, xứng tầm với vị thế Thủ đô của đất nước…

Sự thay đổi đó còn thể hiện ở sự đột phá trong quá trình phát triển hạ tầng giao thông. Thời gian qua, Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thành, đưa vào khai thác nhiều công trình giao thông trọng điểm. Cùng với đó, Hà Nội đã chủ động phối hợp với 4 tỉnh: Hưng Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc để thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án đầu tư, hình thức đầu tư cũng như một số cơ chế, chính sách liên quan đến tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Đến nay, các địa phương đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và đang được Hội đồng thẩm định cấp nhà nước thẩm định, làm cơ sở trình Quốc hội xem xét thông qua…

5 năm qua, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Chương trình số 06-Ctr/TU về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại”. Đây là chương trình quan trọng trong giai đoạn 2016-2020, giúp thay đổi diện mạo thành phố, xứng tầm với vị thế Thủ đô của đất nước. Kế thừa nội dung về phát triển đô thị của Chương trình số 06-CTr/TU, bổ sung mới nội dung về phát triển kinh tế đô thị, Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) ban hành Chương trình số 03-CTr/TU về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2025” với nhiều điểm mới, nhằm phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại.

Dành khoảng 650.000 tỷ đồng cho đầu tư công giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2021-2025, TP. Hà Nội dự kiến sẽ dành 650.000 tỷ đồng cho đầu tư công. Thành phố tập trung thực hiện đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo 38 nhiệm vụ trọng tâm của Thành ủy, Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của Hội đồng Nhân dân thành phố và 10 Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội.

Đánh giá về việc triển khai thực hiện Chương trình số 03-Ctr/TU, Thành ủy Hà Nội cho rằng, trong giai đoạn 2016-2020, thành phố tiếp tục chú trọng phát triển đô thị theo hướng bền vững, đô thị thông minh đồng thời với việc cải tạo, chỉnh trang đô thị cũ, khu vực phố cổ. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 49,2%; diện mạo Thủ đô ngày càng sáng, xanh, sạch, đẹp, khang trang, văn minh, hiện đại hơn.

Quy hoạch tạo đà cho Thủ đô bứt phá

Để thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2021 – 2030, ngay từ đầu tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội phải thể hiện được quan điểm đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển, nhất là bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành trên địa bàn; tận dụng tối đa lợi thế phát triển từ các dự án kết cấu hạ tầng động lực về giao thông, du lịch, dịch vụ đã có và đang nghiên cứu đầu tư. Nhiệm vụ quy hoạch phải xây dựng được phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện đáp ứng cao nhất nhu cầu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của từng khu vực và khả năng kết nối đồng bộ, tổng thể trong vùng Thủ đô và vùng đồng bằng sông Hồng, cũng như vị thế là trung tâm đầu não của cả nước…

Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao UBND TP.Hà Nội căn cứ nội dung, nhiệm vụ lập quy hoạch, tiến hành lập, hoàn thiện quy hoạch Thủ đô trước ngày 31/12 năm nay.

Ngay sau đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định phê duyệt danh mục, kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố. Theo đó, Hà Nội duyệt danh mục 236 đồ án, nhóm đồ án quy hoạch đô thị giai đoạn 2021 – 2025… Việc xây dựng danh mục, kế hoạch lập các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2021 - 2025 nhằm tiếp tục cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thông qua xây dựng danh mục các đồ án quy hoạch sẽ phủ kín quy hoạch theo thứ tự, tầng bậc tại các khu vực ổn định.

Đầu tháng 4/2022, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục ban hành quyết định việc giao cơ quan lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND thành phố giao Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội là cơ quan lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội và các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác lập Quy hoạch Thủ đô theo nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hà Nội đang thực hiện những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong lĩnh vực quy hoạch. Đó là rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, lập quy hoạch thành phố thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; xây dựng Chương trình phát triển đô thị toàn thành phố đến 2030, định hướng 2050. Mỗi nhiệm vụ có mục tiêu nhất định, song tổng hòa đây được xem là bản giao hưởng quy hoạch. Khi hoàn thành sẽ tạo đà cho Thủ đô bứt phá, phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn tới.

Việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trên được coi là quyết sách linh hoạt của chính quyền thành phố, tạo thuận lợi trong thực hiện mục tiêu kép về quy hoạch đô thị. Đây cũng là điểm nhấn quan trọng để tổ chức thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp giúp Thủ đô phát huy tiềm năng, thế mạnh.

Xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

Theo lãnh đạo Thành phố Hà Nội, thực tiễn hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng bộ thành phố, nhất là sau 35 đổi mới, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện từ kinh tế, văn hóa - xã hội đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và đối với công cuộc đổi mới đất nước; thế, lực và uy tín của Thủ đô ngày càng được nâng cao.

Nhằm tiếp tục phát huy tốt hơn nữa truyền thống ngàn năm văn hiến - anh hùng, truyền thống cách mạng kiên cường, phát huy vai trò, vị thế, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô trong xu thế phát triển chung của đất nước, Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP.Hà Nội, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển Thủ đô đến năm 2045.

Trong đó, đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ thành phố có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)/người đạt 8.300 - 8.500 USD. Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa Thủ đô; GRDP/người đạt 12.000 - 13.000 USD. Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, GRDP/người đạt trên 36.000 USD.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.

Lý do lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ra thời hạn cho Tổng Công ty Tín Nghĩa

Lý do lãnh đạo tỉnh Đồng Nai ra thời hạn cho Tổng Công ty Tín Nghĩa

UBND tỉnh Đồng Nai không thể để Tổng Công ty Tín Nghĩa tiếp tục làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án nhiệt điện LNG đầu tiên tại Việt Nam – nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 tại Đồng Nai. Theo kế hoạch, Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ lần lượt vận hành vào cuối năm 2024 và giữa năm 2025.