Thứ sáu, 26/04/2024

Góp tiền lập làng sinh thái, không thể thiếu doanh nghiệp đứng ra làm

13/09/2021 7:00 AM (GMT+7)

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản cho rằng, cần có tổ chức doanh nghiệp đứng ra thành lập làng sinh thái để nhà đầu tư tham gia đảm bảo được an toàn, quyền lợi.

Làn sóng "lập làng sinh thái" ngày càng nở rộ, nhưng nó đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc các cá nhân tự làm sẽ không đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực thi và quản lý. Do đó, cần có những doanh nghiệp đứng ra làm để đảm bảo tính minh bạch, an toàn cho nhà đầu tư.

Cần doanh nghiệp chuyên nghiệp tham gia

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết, không phủ nhận những điều tích cực mà xu hướng "lập làng sinh thái" đem lại. Tuy nhiên, việc cá nhân kêu gọi góp tiền thành lập sẽ mang lại rủi ro lớn, trường hợp xấu nhất nhà đầu tư có thể mất trắng tài sản.

Giải pháp an toàn khi góp tiền lập làng sinh thái? - Ảnh 1.

Khi doanh nghiệp tham gia sẽ dễ dàng lập dự án xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư. (Trong ảnh là khu đất ở tỉnh Hòa Bình). Ảnh: Nguyễn Minh

Do đó, ông Điệp cho rằng, cần có doanh nghiệp bất động sản đứng ra thành lập. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp thành lập dự án có đầy đủ quy hoạch, bản vẽ cũng như phương án để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vừa đảm bảo tính quy mô chuyên nghiệp, vừa đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư tham gia.

"Đa phần những quỹ đất rộng có thể thành lập được làng đều là đất rừng, đất sản xuất lâu năm, nếu như chỉ có các cá nhân đứng lên kêu gọi thì khó có thể xin chuyển đổi mục đích được. Do đó, cần có các doanh nghiệp bất động sản tham gia, khi được chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không chỉ là ngôi nhà thứ 2 mà đây cũng như một sản phẩm đầu tư lâu dài", ông Điệp nói.

Vị chuyên gia cho rằng, khi có các doanh nghiệp chung tay, cơ sở hạ tầng cũng được đồng bộ, thuận tiện hơn. "Những nơi đất rộng gần rừng, núi hiện nay đa phần đều chưa được hoàn thiện hạ tầng, đường sá vẫn còn lầy lội, bùn đất. Khi có doanh nghiệp tham gia, chắc chắn hạ tầng sẽ được xây dựng đồng bộ hơn".

Về phía doanh nghiệp, ông Điệp cho rằng, mô hình làng sinh thái cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng vẫn cần đảm bảo tính chất "bỏ phố về quê" đúng nghĩa.

"Thực tế, hiện nay một số ít doanh nghiệp cũng tham gia vào phân khúc này. Tuy nhiên, những dự án hiện nay tôi thấy đa phần họ vẫn xây nhà san sát nhau. Nếu làm như vậy chẳng khác gì nhà đầu tư mua một lô đất ở đâu đó rồi xây nhà lên ở.

Xu hướng bỏ phố về quê, khi nhà đầu tư tham gia họ cần không gian rộng rãi, thoáng mát để nghỉ ngơi. Bên cạnh đó họ có nhu cầu đất rộng làm vườn để trồng cây cối. Theo tôi, đây là điều doanh nghiệp tham gia cần chú ý, nếu không sẽ làm mất tính chất của xu hướng này", vị chuyên gia khẳng định.

Pháp luật dành cho doanh nghiệp rất chặt chẽ

Đồng quan điểm với ông Điệp, tiếp tục chia sẻ về xu hướng lập làng sinh thái, ông Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, các cá nhân muốn tự đứng lên kêu gọi cũng có thể thành lập doanh nghiệp. Khi đó tổ chức được cấp phép hoạt động đứng lên kêu gọi sẽ đảm bảo minh bạch, an toàn cho nhà đầu tư góp vốn cùng.

"Những người góp vốn chung có thể cùng nhau thành lập doanh nghiệp, khi đó nhà đầu tư có thể đảm bảo an toàn cho tài sản, bởi các quy định, luật dành cho doanh nghiệp rất chặt chẽ", ông Đính nói.

Ông cho rằng, doanh nghiệp  tham gia sẽ đảm bảo  đồng bộ cũng như an ninh cho nhà đầu tư trong quá trình sử dụng. Hơn nữa, nếu ai có ý định cho thuê lại căn hộ trong những ngày gia đình không về nghỉ ngơi thì các doanh nghiệp cũng có thể đứng ra cho thuê và quản lý.

Giải pháp an toàn khi góp tiền lập làng sinh thái? - Ảnh 3.

Một ngôi làng sinh thái tại Lâm Đồng được xây dựng đồng bộ. Ảnh: Nguyễn Minh

"Nếu đã thành lập làng sinh thái để đảm bảo không gian trong lành, mát mẻ và đẹp thì tôi cho rằng cần có doanh nghiệp đảm bảo. Khi đó, họ có kiến trúc sư thiết kế đồng bộ các ngôi nhà sao cho phù hợp để đảm bảo mỹ quan đúng với xu hướng này.

Hơn nữa, những người tham gia đa phần sử dụng làm ngôi nhà thứ 2, không ở thường xuyên tại đó. Do vậy, cần có ban quản trị đứng ra quản lý, vận hành trong quá trình sử dụng để người tham gia có những trải nghiệm tốt nhất. Ngay cả khi họ lâu không về lại ngôi nhà đó thì vẫn có người lau dọn, trông coi", vị chuyên gia nói.

Ông Đính cho rằng, đây cũng là cơ hội để cho các doanh nghiệp bất động sản có mức vốn hạn chế tham gia đầu tư. Nhưng cần tính toán kỹ lưỡng về mức kinh phí sao cho phù hợp với đại đa số người tham gia.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Giá chung cư được dự báo khó có thể giảm sâu hơn, diễn biến đi ngang trong ngắn hạn và sẽ phục hồi đà tăng khi thanh khoản cải thiện hơn thời gian tới.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.