Thứ năm, 02/05/2024

Giao dịch hàng hóa trên sàn Việt Nam có ngày đạt kỷ lục 10.000 tỷ đồng

13/01/2024 7:03 AM (GMT+7)

Theo báo cáo của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, năm 2023 giá trị giao dịch trung bình của hàng hóa trên sàn đạt 4.000 tỷ đồng mỗi ngày, trong đó có những ngày đạt kỷ lục gần 10.000 tỷ đồng.

Ngày 12/1, Tạp chí Doanh nghiệp hội nhập (Trung ương Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam) tổ chức hội thảo “Mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa - Giải pháp kinh doanh bền vững, nhân bội lợi nhuận”.

Theo báo cáo của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), năm 2023 giá trị giao dịch trung bình của hàng hóa trên sàn đạt 4.000 tỷ đồng mỗi ngày, trong đó có những ngày đạt kỷ lục gần 10.000 tỷ đồng. Số lượng đơn vị tham gia hơn 30.000 tài khoản, tăng 20% so với năm 2022.

Giao dịch hàng hóa trên sàn Việt Nam có ngày đạt kỷ lục 10.000 tỷ đồng- Ảnh 1.

Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo “Mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa - Giải pháp kinh doanh bền vững, nhân bội lợi nhuận”. Ảnh: Q.D

Hiện, sàn niêm yết 45 sản phẩm giao dịch liên thông với thế giới chia làm 4 nhóm: nông sản, năng lượng, kim loại và nguyên liệu công nghiệp. MXV được Bộ Công thương thành lập 2010. Hành lang pháp lý cho các hoạt động mua bán theo hình thức này đã thực sự thông thoáng như các sàn giao dịch quốc tế.

Tại MXV giao dịch diễn ra thông suốt 24h mỗi ngày từ sáng thứ hai đến sáng thứ bảy hàng tuần. Kể từ tháng 6/2023, MXV chính thức được phép triển khai giao dịch các hợp đồng quyền chọn hàng hóa trên phạm vi toàn quốc. Sau hơn 6 tháng triển khai, hợp đồng quyền chọn đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước.

Ông Nguyễn Quốc Thịnh – Thành viên MXV cho biết, tham gia sở giao dịch hàng hóa nhà đầu tư và doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận, trước những biến động của thị trường. Thời gian giao dịch hàng hóa linh hoạt, thanh khoản cao và nhanh chóng.

Ví dụ như khi giao dịch cà phê nói riêng và nông sản nói chung, doanh nghiệp chỉ cần đặt lệnh mua trên, không cần phải mang hàng thật về kho cất. Khi thị trường tăng, doanh nghiệp đặt lệnh bán là sẽ có lời, mà không xảy ra tình trạng tồn kho, tốn tiền kho bãi.

Giao dịch hàng hóa trên sàn Việt Nam có ngày đạt kỷ lục 10.000 tỷ đồng- Ảnh 3.

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) được Bộ Công thương thành lập 2010. Ảnh: BTC

TS Đinh Thế Hiển - Viện trưởng Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng cho biết, giao dịch qua các sàn giao dịch hàng hóa luôn sôi động và tăng trưởng cao, có giai đoạn vượt qua thị trường chứng khoán. Hiện nay giao dịch hàng hóa chiếm gần 30% tổng khối lượng giao dịch phái sinh trên thế giới.

Theo ông Hiển, sàn giao dịch hàng hóa có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường; thị trường tài chính và thị trường nông sản.

Theo ban tổ chức, sàn giao dịch hàng hóa được khai sinh từ thế kỷ 18 và đến nay đã trở thành một kênh thương mại phổ biến trên thế giới. Theo thống kê, giá trị giao dịch hàng hóa qua sàn chiếm 24% tổng khối lượng giao dịch của các sản phẩm trên thế giới, riêng khu vực châu Á chiếm 56%. Chỉ số tại một số sàn giao dịch hàng hóa nổi tiếng đã trở thành kim chỉ nam cho thị trường thế giới.

“Khi tham gia sàn giao dịch hàng hóa, người nông dân có thể bán trước hợp đồng tương lai để bảo đảm giá mùa vụ cho nông sản của mình. Nhà sản xuất có thể mua trước nguyên liệu để đảm bảo giá đầu vào trong tương lai, tiết kiệm phí lưu trữ hàng. Nhà xuất khẩu có thể mua trước để thực hiện cam kết giá với khách nước ngoài. Nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận thông qua việc sử dụng đòn bẩy”, ông Hiển nói.

Theo ông Hiển, việc tham gia sàn giao dịch hàng hóa sẽ giúp tạo giá cả cạnh tranh công bằng cho nông sản Việt Nam, thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất và thị trường; hạn chế tình trạng được mùa mất giá. Bên cạnh đó, còn chống hiện tượng ép giá của thương lái, giúp nông dân tiếp cận trực tiếp với thị trường, kết nối với thị trường nông sản thế giới.

Cùng bàn về vấn đề này, ông Lương Văn Tự - Nguyên chủ tịch hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam cho biết, tiềm năng từ việc bán nông sản qua sàn giao dịch hàng hóa là rất lớn nếu được tận dụng tốt. Tuy nhiên đây là một dạng đầu tư, do đó vẫn tiềm ẩn rủi ro nếu người tham gia không có kiến thức và kinh nghiệm.

Giao dịch hàng hóa trên sàn Việt Nam có ngày đạt kỷ lục 10.000 tỷ đồng- Ảnh 4.

Ông Lương Văn Tự - Nguyên chủ tịch hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Q.D

Ông Tự lưu ý, trước khi tham gia sàn giao dịch hàng hóa, cần tìm hiểu thật kỹ, dành thời gian tham gia các khóa học. Qua đó đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất những lợi ích từ sàn giao dịch hàng hóa.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

TP.HCM đẩy mạnh phát triển du lịch đêm và du lịch cộng đồng

Từ những kết quả tích cực của quý I/2024 và lễ 30/4 - 1/5, ngành du lịch TP.HCM tiếp tục triển khai sản phẩm du lịch đặc trưng, thúc đẩy sản phẩm du lịch ban đêm, đường thủy và du lịch cộng đồng trong quý II/2024.

Nước cạn đáy, 200 tấn cá chết trắng hồ Sông Mây

Nước cạn đáy, 200 tấn cá chết trắng hồ Sông Mây

Khoảng 200 tấn cá chết nổi trắng hồ Sông Mây (tỉnh Đồng Nai) do nắng nóng kéo dài cùng với việc cải tạo hồ, khiến lòng hồ cạn trơ đáy. Cá chết bốc mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Doanh thu du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu đợt lễ tăng 12,5%

Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 630.000 lượt du khách trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tăng 25% so với năm ngoái; doanh thu du lịch đợt này ước đạt gần 670 tỉ đồng, tăng 12,5%, theo Sở Du lịch tỉnh.

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.