Chủ nhật, 12/05/2024

Giá vàng vẫn giữ “phong độ” trên 69 triệu đồng/lượng

09/06/2022 11:00 AM (GMT+7)

Giá vàng hôm nay (9/6) tăng phiên thứ hai liên tiếp khi thị trường tài chính đang có những lo ngại liên quan đến lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Thị trường vàng trong nước vì thế cũng giữ ổn định ở mức trên 69 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới bật tăng

Thực tế cho thấy giá vàng thế giới đêm qua có lúc từ 1.845 USD/ounce vọt lên 1.860 USD/ounce. Đến 6 giờ ngày 9/6, giá vàng niêm yết tại Kitco ở mức 1.858 USD/ounce, tương đương khoảng 52,2 triệu đồng/ lượng.

Không chỉ có vàng, ở nhiều thị trường cũng ghi nhận giá dầu thô vọt lên 122 USD/thùng. Điều này được dự báo sẽ tác động tích cực đến giá vàng hôm nay. Chưa kể, thị trường chứng khoán Mỹ, châu Âu đồng loạt "đỏ sàn" cũng là nguyên nhân khiến một số nhà đầu tư dịch chuyển vốn vào kim loại quý để tìm cơ hội sinh lời.

Theo giới phân tích, thị trường tài chính đang có những lo ngại liên quan đến lạm phát, tăng trưởng và việc thắt chặt chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương.

Những người tham gia thị trường vàng cho rằng những biện pháp mà các nhà hoạch định chính sách tiền tệ đang thực hiện để kiềm chế lạm phát quá nóng sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới.

Vàng vẫn giữ “phong độ” trên 69 triệu đồng/lượng - Ảnh 1.

Giá vàng phiên hôm nay (9/6) lại đang tăng nhẹ. Ảnh: Quốc Hải

Theo các chuyên gia, hai dữ liệu quan trọng có thể tác động mạnh đến giá vàng trong vài ngày tới, gồm: Hôm nay (9/6), Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) có thể thông báo tháng 7/2022 sẽ tăng 0,5 điểm % lãi suất cơ bản, nhằm kéo giảm lạm phát tại các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro. Tiếp đến, ngày 10/6, Mỹ sẽ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI), với dự kiến sẽ tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng trong nước vẫn giữ giá trên 69 triệu đồng/lượng 

Phản ứng theo đà tăng của thị trường vàng thế giới, giá vàng trong nước sáng hôm nay tiếp tục biến động nhẹ khi các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý điều chỉnh nhẹ hoặc giữ nguyên mức giao dịch của rạng sáng ngày trước đó.

Hiện tại, vàng trong nước đang mua vào trên 68 triệu đồng/ lượng và bán ra trên 69 triệu đồng/ lượng.  

Cụ thể, lúc 9h, giá vàng DOJI tại khu vực TP.HCM giữ nguyên mức giá ở cả hai chiều so với phiêm hôm qua, lần lượt 68,9 triệu đồng/ lượng mua vào và 69,6 triệu đồng/lượng bán ra. Tại Hà Nội, vàng DOJI đang mua vào mức 68,65 triệu đồng/ lượng và bán ra mức 69,6 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng ở chiều bán ra so với sáng ngày trước đó.   

Tương tự, giá vàng Phú Quý SJC rạng sáng hôm nay cũng được Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý điều chỉnh tăng 50.000 đồng ở cả hai chiều lên lần lượt 68,75 triệu đồng/lượng mua vào và 69,55 triệu đồng/lượng bán ra.

Vàng vẫn giữ “phong độ” trên 69 triệu đồng/lượng - Ảnh 2.

Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn dao động quanh mốc 16-17 triệu đồng/lượng. Ảnh: Quốc Hải

Trong khi đó, vàng SJC của Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn vẫn giữ nguyên mức giao dịch của rạng sáng ngày trước đó. Vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang là 68,7 triệu đồng/lượng mua vào và 69,62 triệu đồng/lượng bán ra. Tại TP.HCM, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.

Như vậy, nếu so với giá vàng thế giới niêm yết tại Kitco ở mức 1.858 USD/ounce (tương đương 52,2 triệu đồng/lượng nếu quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, chưa thuế, phí), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới  vẫn lên tới gần 17 triệu đồng/lượng.

Việc giá vàng trong nước và thế giới, nhất là vàng miếng SJC chênh lệch quá cao, buộc các đại biểu Quốc hội phải đặt ra câu hỏi tại nghị trường trong phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng vào cuối ngày hôm qua (8/6): Có bắt tay, thao túng; có làm lợi cho doanh nghiệp, tổ chức nào hay không?

Trả lời vấn đề này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói rằng, diễn biến giá vàng trên thị trường quốc tế vừa qua rất phức tạp và cũng rất khó lường. Ở trong nước, giá vàng có cùng xu hướng với giá của thế giới, nhưng tốc độ điều chỉnh tăng thì nhanh hơn, và điều chỉnh xuống thì lại chậm hơn.

Trong đó, giá vàng của các nhãn thương hiệu khác ngoài SJC, chênh lệch so với thế giới khoảng 2 triệu đồng một lượng. Nhưng riêng vàng SJC tăng ở mức lớn, có thời điểm khoảng 16-17 triệu trên một lượng.

Về nguyên nhân, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, trước hết là thực hiện chủ trương chống vàng hóa trong nền kinh tế, từ năm 2014 trở lại đây, NHNN không nhập vàng về để sản xuất vàng miếng. Bên cạnh đó, với biến động về giá trên thế giới nên các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng trong nước cũng rất lo ngại về rủi ro, cho nên thường niêm yết giá rất cao.

Tuy nhiên, trên thực tế theo dõi, bà Hồng cho biết, giá vàng mua và giá vàng bán của các tổ chức về cơ bản là chênh nhau khoảng 1 triệu hoặc 1,5 triệu đồng một lượng. Đối với SJC mua cao thì bán cao và các thương hiệu vàng khác mua thấp lại bán thấp.

Với vai trò quản lý nhà nước về vấn đề vàng, Thống đốc NHNN cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án để can thiệp nếu cần thiết.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

"Ông lớn" SK Group vẫn là cổ đông lớn tại Masan

SK Group, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sau Samsung tính theo doanh thu, vẫn là cổ đông lớn tại Masan Group và là một trong những đối tác lớn của tập đoàn đa ngành của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung sẽ đầu tư mỗi năm 1 tỷ USD vào Việt Nam

Samsung cho biết sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong thời gian tới tại Việt Nam, tiếp tục tăng số lượng công ty Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của đại tập đoàn này, và đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực.

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Giám đốc mới của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam là ai?

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm nay 9/5 thông báo đã bổ nhiệm bà Mariam Sherman làm Giám đốc Quốc gia mới của WB tại Việt Nam, Campuchia và Lào.

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).