Chủ nhật, 05/05/2024

Giá trị thương hiệu của Việt Nam tăng 11% lên 431 tỷ USD

02/10/2022 1:00 PM (GMT+7)

Giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng tới 11% trong năm 2022, từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD. Sự gia tăng lớn về giá trị thương hiệu của Việt Nam đang ngày càng được nhận định là một nơi an toàn và ổn định để đầu tư.


Giá trị thương hiệu của Việt Nam tăng 11% lên 431 tỷ USD - Ảnh 1.

Giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng tới 11% trong năm 2022.

Theo báo cáo về Bảng xếp hạng Giá trị thương hiệu Quốc gia năm 2022 của Brand Finance, Giá trị thương hiệu của Hoa Kỳ với 26,5 nghìn tỷ đô la Mỹ vẫn giữ cho mình vị trí số 1, theo sau là Trung Quốc với 21,5 nghìn tỷ đô la Mỹ. Trong khi đó, Đức vượt qua Nhật Bản và vươn lên vị trí thứ 3 với 4,5 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Định giá tương lai của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đã tăng 7% và gần trở lại tới hạn mức trước đại dịch khi mà nền kinh tế thế giới đã sẵn sàng phục hồi sau COVID-19.

Các nền kinh tế lớn đã trở lại với vị trí dẫn đầu trên bảng xếp hạng sức mạnh thương hiệu, trong đó Canada giành lấy vị trí số 1 từ Thụy Sĩ, với tổng điểm sức mạnh thương hiệu là 81,8/100.

Hiệu suất thương hiệu bị kìm hãm do các tương tác toàn cầu bị ảnh hưởng bởi COVID-19, với trường hợp ngoại lệ của UAE nhận được đánh giá cao nhất thế giới với số điểm 80,5/100.

Giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng tới 11% trong năm nay, từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD dựa theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance. Sự gia tăng lớn về giá trị thương hiệu của Việt Nam đang ngày càng được nhận định là một nơi an toàn và ổn định để đầu tư khi mà nhiều nhà sản xuất tìm cách điều chuyển các hoạt động ở châu Á để tới Việt Nam.

Nghiên cứu mới của Brand Finance không phải là định giá tổng hợp các thương hiệu của Việt Nam, mà là định giá thương hiệu của chính quốc gia Việt Nam. Do vậy, Việt Nam đạt điểm đặc biệt cao về xếp hạng nông nghiệp, mức độ tương tác trên mạng xã hội và phản ứng của quốc gia đối với COVID-19.

Cũng theo Brand Finance, giá trị của các thương hiệu quốc gia đã cơ bản trở lại cột mốc trước sự bùng phát của đại dịch. Định giá thương hiệu của các quốc gia được dựa trên các dự báo kinh tế vĩ mô trong tương lai kết hợp với những triển vọng tích cực của sự phục hồi từ COVID-19 đang thúc đẩy mức tăng trưởng của năm nay.

Tổng giá trị của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đạt 97,2 nghìn tỷ đô la Mỹ, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ kém một chút so với giá trị trước đại dịch là 98,0 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2019. Tuy nhiên, thực chất chỉ 50 thương hiệu quốc gia đã tăng giá trị trong giai đoạn này, trong khi 50 thương hiệu còn lại vẫn thấp hơn mức định giá từ trước cuộc khủng hoảng COVID-19.

Vương quốc Anh là một trong những thương hiệu quốc gia ghi nhận mức phục hồi COVID-19 tốt nhất. Hiệu suất mạnh mẽ này cũng có thể được giải thích từ sự phục hồi sau sự việc thiếu chắc chắn của thị trường do Brexit gây ra trong những năm trước đại dịch. Nhưng nguy cơ của những cuộc suy thoái kết hợp với sự sụt giảm giá trị của đồng bảng Anh, có thể làm suy yếu giá trị thương hiệu của Vương quốc Anh trong tương lai.

Việt Nam đã chứng kiến mức tăng giá trị thương hiệu cao thứ ba trong thời gian đại dịch xét về số hạng tuyệt đối - tăng từ 184 tỷ đô la Mỹ lên tới 431 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022 - nhưng đạt mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới về mặt giá trị tương đối, tăng 74% so với năm 2019.

Việt Nam đã đạt được đà tăng trưởng và được biết đến như một điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài nhờ các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công cũng như đầu tư vào vốn con người, cho dù nằm trong bối cảnh thương mại bị gián đoạn do việc Trung Quốc đóng cửa và căng thẳng tiếp tục giữa Bắc Kinh và Washington.

Theo Nhịp sống thị trường

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM bất ngờ có mưa lớn giữa trưa

TP.HCM bất ngờ có mưa lớn giữa trưa

Một trận mưa lớn, diễn ra vào trưa nay tại một số quận, huyện của TP.HCM đánh dấu bắt đầu mùa mưa.

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM

Khách du lịch nườm nượp đến TP.HCM từ đầu năm đến nay. 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu ngành du lịch thành phố ước khoảng 60.046 tỷ đồng.

Long An duyệt kế hoạch triển khai dự án nhiệt điện LNG lớn

Long An duyệt kế hoạch triển khai dự án nhiệt điện LNG lớn

UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II với tổng công suất dự kiến 3.000 MW tại huyện Cần Giuộc.

Giá vé máy bay đắt đỏ, lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất không đạt kỳ vọng

Giá vé máy bay đắt đỏ, lượng khách qua sân bay Tân Sơn Nhất không đạt kỳ vọng

Cao điểm lễ vừa qua, sản lượng khách qua Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sụt giảm, không đạt được sản lượng như dự báo. Theo đó, việc giá vé máy bay tăng cao được cho là một trong những nguyên nhân chính.

Mưa xuất hiện ở trung tâm TP.HCM

Mưa xuất hiện ở trung tâm TP.HCM

Chiều nay, mưa đã xuất hiện ở một số quận trung tâm TP.HCM. Dù mưa nhỏ nhưng cũng góp phần "giải nhiệt" vào buổi chiều cuối tuần sau nhiều ngày nắng nóng gay gắt.

Nhựa Đông Á nói gì khi cổ phiếu trong "các diện đặc biệt"?

Nhựa Đông Á nói gì khi cổ phiếu trong "các diện đặc biệt"?

CTCP Tập đoàn Nhựa Đông Á (HoSE: DAG) đã có văn bản giải trình về việc cổ phiếu DAG bị đưa vào các diện đặc biệt và việc lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý I/2024 là số âm.