Thứ sáu, 17/05/2024

Giá lương thực toàn cầu tiến gần mức cao kỷ lục

07/11/2021 7:00 AM (GMT+7)

Giá lương thực toàn cầu đã nhảy vọt trong tháng 10, tiếp đà tăng hướng đến mức cao kỷ lục, đồng thời gây thêm áp lực lạm phát với người tiêu dùng và các chính phủ.


Giá lương thực toàn cầu tiến gần mức cao kỷ lục - Ảnh 1.

Tháng 10-2021 là tháng thứ ba liên tiếp giá lương thực thế giới tăng và leo lên mức cao mới trong 10 năm. Ảnh: Bloomberg

Một chỉ số của Liên hợp quốc theo dõi các mặt hàng chủ lực từ lúa mì đến dầu thực vật đã tăng 3% lên mức cao nhất 10 năm trong tháng 10 qua, đe dọa làm hóa đơn chi tiêu của các hộ gia đình đang chịu khó khăn của đại dịch COVID-19 sẽ còn leo thang hơn nữa. 

Điều đó cũng có thể làm tăng thêm nỗi lo lạm phát của các ngân hàng trung ương và có nguy cơ làm trầm trọng thêm nạn đói toàn cầu đang ở mức cao trong nhiều năm.

Năm nay, thời tiết xấu đã ảnh hưởng đến hoạt động thu hoạch nông sản trên khắp thế giới. Chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao và tình trạng thiếu lao động đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến siêu thị. Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng là một vấn đề đau đầu, buộc các cơ sở trồng rau trong nhà kính phải tắt điện, dừng sản xuất, cộng với mối rủi ro về giá phân bón đắt đỏ. 

Ông Abdolreza Abbassian, nhà kinh tế cấp cao tại Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết: “Vấn đề về đầu vào và phân bón cũng như tác động của chúng đối với vụ mùa năm tới vẫn là một mối lo”. Một số khu vực nhiều khả năng tiếp tục phải đối mặt với những thách thức về an ninh lương thực. 

Liên hợp quốc ngày 4/11 đã nâng triển vọng thương mại lúa mì toàn cầu lên mức kỷ lục khi lượng mua tăng mạnh tại các quốc gia Trung Đông từ Iran đến Afghanistan. Hạn hán tại khu vực này đã ảnh hưởng đến vụ mùa, tăng mức độ phụ thuộc vào ngũ cốc nhập khẩu vào thời điểm giá cả tăng cao. 

Điển hình, trong bối cảnh những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra còn chưa qua, các cư dân tại “đảo quốc sư tử” Singapore sẽ tiếp tục phải đối mặt với những áp lực mới trong cuộc sống do giá cả tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, từ giá điện, thực phẩm, cho tới chi phí đi lại hàng ngày.

Trả lời chất vấn của các nghị sỹ Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Gan Kim Yong ngày 3/11 cho biết giá lương, thực phẩm tại Singapore dự báo sẽ tiếp tục gia tăng hơn nữa trong những tháng tới. Nguyên nhân do một số yếu tố, trong đó có giá nhập khẩu, chi phí năng lượng, vận tải, nhân công và những thay đổi thời tiết theo mùa.

Việc tăng giá lương thực đang gợi nhắc về đợt tăng đột biến năm 2008 và năm 2011, góp phần gây ra các cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Giới chức các quốc gia như ở Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ đang phải đối mặt khó khăn trong việc bảo vệ người mua hàng khỏi cú tác động này.

Tuy nhiên, theo ông Abdolreza Abbassian, thị trường vẫn có dấu hiệu ổn định giá đối với một số loại thực phẩm. Hai mặt hàng là thịt và đường đã giảm giá vào tháng trước. Nguồn cung cấp ngũ cốc và hạt có dầu trên toàn cầu đủ để đáp ứng nhu cầu và giá gạo - một trong những mặt hàng chủ lực của thế giới - vẫn ở mức thấp.

Chỉ số giá lương thực của FAO theo dõi giá quốc tế của hầu hết các mặt hàng lương thực giao dịch toàn cầu. Trong tháng 10, chỉ số đạt trung bình 133,2 điểm so với 129,2 điểm trong tháng 9. Đây là mức điểm theo tháng cao nhất kể từ tháng 7/2011. Tính theo năm, chỉ số này tăng 31,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong năm 2020, giá lương thực tăng mạnh do mất mùa và nhu cầu cao.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và SJC nói gì?

Trước tình hình giá vàng tăng cao thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước và đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) đã có lý giải tại buổi họp báo.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình: Phải tính kế sách trăm năm cho Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

PGS.TS Phan Thanh Bình cho rằng, bảo vệ ĐBSCL là cấp bách, cấp thiết nhưng phải gắn với căn cơ và lâu dài, phải tính kế sách trăm năm chứ không phải vài năm hay vài chục năm.

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Thuốc lá thế hệ mới: Chưa nhập khẩu mà đã không quản lý được thì không nên thí điểm

Theo Cục Pháp chế (Bộ Công an), công tác quản lý thuốc lá thế hệ mới ở Việt Nam đang có nhiều hạn chế khi các sản phẩm này chưa được cấp phép, nhưng có thể mua một cách dễ dàng.