Thứ sáu, 29/03/2024

Gạo giúp các nước châu Á giảm rủi ro lạm phát thực phẩm

09/03/2022 6:30 PM (GMT+7)

Xung đột Nga - Ukraine đã dẫn đến tình trang gián đoạn quy mô toàn cầu được cho có thể gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng lương thực, khiến giá thực phẩm tăng mạnh. Tuy nhiên, các nước châu Á có thể tránh được nguy cơ này nhờ “tình yêu” đặc biệt với gạo.

Gạo giúp các nước châu Á giảm rủi ro lạm phát thực phẩm - Ảnh 1.

Người nông dân vác bao gạo tại Manila, Philippines. Ảnh: Bloomberg

Gạo là thực phẩm phổ biến với người châu Á, thay vì lúa mì. Nhà kinh tế học Jules Hugot tại Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết giá gạo thường khá ổn định.

Trong khi đó, xung đột Nga - Ukraine chủ yếu gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lúa mì của thế giới. Nga và Ukraine vốn chiếm tới 1/4 lượng xuất khẩu lúa mì toàn cầu.

Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết giá lúa mì đã leo lên mức cao kỷ lục. Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga được khởi động vào 24/2, giá lúa mì giao sau đã tăng gần 50%. Mức giá tăng gây lo ngại đặc biệt với những quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung lúa mì nước ngoài.

Ngoài ra giá phân bón tăng vọt cũng gây áp lực lên giá lương thực bởi Nga là một trong những nhà sản xuất phân bón hàng đầu thế giới. Giá cao có thể khiến người nông dân hạn chế sử dụng phân bón, khiến sản lượng giảm và đẩy giá thực phẩm cao hơn nữa.

Hiện chưa rõ căng thẳng tại Ukraine sẽ kéo dài đến khi nào nhưng các chuyên gia cho rằng sự kiện này có thể tác động đến vụ trồng trọt ngô và hoa hướng dương vào mùa Xuân tại nước này, tiếp tục gây ảnh hưởng đến nguồn cung cho thị trường toàn cầu.

Ông Hugot cho biết trong cùng thời điểm các quốc gia châu Á có thể tìm kiếm nguồn thay thế cho dòng chảy thương mại bị gián đoạn bởi xung đột, ví dụ nhập khẩu lúa mì từ Kazakhstan và sử dụng dầu cọ từ Đông Nam Á thay thế dầu hướng dương.

Lạm phát giá thực phẩm được kiềm chế tại châu Á nhờ gạo là thực phẩm phổ biến và giá thịt lợn đã giảm khi Trung Quốc mở rộng quy mô chăn nuôi. Theo ông Hugot, chuỗi cung cứng đã trở nên linh hoạt hơn sau đại dịch và các quốc gia đang theo đuổi chiến lược đa dạng hóa để đẩy mạnh an ninh lương thực.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán (CTCK) bị sự cố hệ thống công nghệ thông tin thi thoảng vẫn xảy ra trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, thường sớm được khắc phục trong phiên.

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.