Thứ ba, 21/05/2024

Gạo có thể là loại lương thực sắp bị cuốn vào cơn sốt

16/09/2022 1:00 PM (GMT+7)

Xung đột Nga – Ukraine ngày càng phức tạp, hay những diễn biến xuất khẩu gạo Ấn Độ… cũng tạo ra cơ hội, mở ra khả năng Việt Nam đẩy mạnh được xuất khẩu. Trong đó, gạo có thể là loại lương thực sắp bị cuốn vào cơn sốt này…

Gạo có thể là loại lương thực sắp bị cuốn vào cơn sốt  - Ảnh 1.

TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương. Ảnh: Quốc Hải

Đây là chia sẻ của TS Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, tại Hội thảo "Phân tích tình hình kinh tế  Việt Nam 2022- 2023 và tác động đến doanh nghiệp" , diễn ra ngày 15/9.

Theo ông Lê Đăng Doanh, lạm phát đang leo thang tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, giá nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm, từ lúa mì và ngũ cốc, thịt, dầu ăn… đều tăng mạnh. Đây là hệ quả của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm việc giá phân bón, xăng dầu tăng mạnh trong vòng 1 năm qua và ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine làm giảm mạnh nguồn cung lúa mì từ hai nước này.

Hiện một số nước cấm xuất khẩu lúa mì, yến mạch, đường, dầu cọ... khiến gián đoạn nguồn cung nghiêm trọng từ một số nước, dẫn đến đà tăng giá càng được đẩy mạnh hơn.

Theo TS Doanh, lạm phát các nước lên cao, tỷ lệ khô hạn, nông nghiệp các nước mất mùa, nhiều người không có thu nhập, sức mua của các thị trường truyền thống của Việt Nam bị giảm sút. Trong khi đó, tại Việt Nam, trong bối cảnh khó khăn của 2 năm đại dịch Covid-19 thì nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ vững chắc cho nền kinh tế.

"Điều đặc biệt quan trọng hiện nay, ngành nông nghiệp phải chống đỡ trước sức ép tăng giá đầu vào, do đó nông nghiệp Việt Nam rất cần được đầu tư, tái cơ cấu, hiện đại hóa…", ông Doanh nói.

Gạo có thể là loại lương thực sắp bị cuốn vào cơn sốt  - Ảnh 2.

Giá lúa gạo đang tăng mạnh... Ảnh: Q.H

Điều quan trọng nhất là phải sửa luật đất đai, tạo điều kiện để nông nghiệp chuyển sang nông nghiệp quy mô lớn, sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hóa và sử dụng máy bay không người lái phun thuốc trừ sâu, bón phân, cũng như sử dụng các công nghệ tưới tiêu hiện đại… Đây là những giúp nâng cao hiệu quả nền nông nghiệp Việt Nam.

Đánh giá về tình hình thế giới 4 tháng cuối năm 2022, TS Doanh cho rằng, xung đột Nga – Ukraine tiếp tục khó lường, hay những diễn biến xuất khẩu gạo Ấn Độ… cũng tạo ra cơ hội, mở ra khả năng Việt Nam đẩy mạnh được xuất khẩu.

"Gạo có thể là loại lương thực sắp bị cuốn vào cơn sốt này. Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã cho thấy, giá gạo thế giới âm thầm tăng 5 tháng liên tiếp, đạt mức cao nhất 12 tháng – theo dữ liệu tháng 5 công bố vào tuần trước. Giá gạo tăng lên, Việt Nam có thể thu được lợi về xuất khẩu gạo", TS Doanh dự báo.

"Động thái áp thuế 20% đối với gạo xuất khẩu của Ấn Độ có thể là cơ hội cho gạo Việt Nam, Thái Lan và trong thời gian tới, giá gạo có thể tăng thêm, nông dân có thể phấn khởi sản xuất trong vụ đông xuân 2023", ông Doanh nói thêm.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.