Thứ năm, 25/04/2024

Gánh nặng thông tư 'đè' doanh nghiệp

30/03/2022 6:09 AM (GMT+7)

Cộng đồng doanh nghiệp (DN) chưa kịp phục hồi vì dịch bệnh, nay thêm điêu đứng vì hàng loạt thông tư bất hợp lý. Một số quy định bổ sung, dù là rất nhỏ, nhưng gây ra rào cản lớn, nhất là phát sinh chi phí đè nặng DN.

Quy định nhỏ, rào cản lớn

Ngày 29/3, Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố Dòng chảy pháp luật kinh doanh năm 2021. Theo đó, nhiều quy định pháp luật không phù hợp áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh đã gây khó khăn, bất cập rất lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu biểu như việc thiếu vắng quy định về bán thuốc online, khám bệnh từ xa, chế độ cho người làm việc ở nhà …

Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI), đang tồn tại nghịch lý liên quan đến việc Chính phủ thúc đẩy hoạt động cải cách, cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp (thông qua đơn giản hóa, cắt bỏ điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính) nhưng một số chính sách đề xuất soạn thảo mới trong năm 2021 lại có xu hướng gia tăng thêm điều kiện kinh doanh mới.

Gánh nặng thông tư 'đè' doanh nghiệp - Ảnh 2.

Thanh tra giao thông Hà Nội kiểm tra, xử lý xe khách lắp camera trên đường Hà Nội

ảnh: Trọng đảng

Hàng loạt kiến nghị của DN, hiệp hội về các quy định bất hợp lý, gia tăng chi phí cho DN đã được gửi tới VCCI. Tiêu biểu như Nghị định số 10/2020 yêu cầu lắp camera trên xe ô tô có sức chứa từ 9 chỗ trở lên, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo từ ngày 1/7/2021. Theo kết quả khảo sát của VCCI (trước khi thời điểm Nghị định có hiệu lực), yêu cầu lắp camera tạo ra gánh nặng rất lớn về chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Để thực hiện quy định này, một xe ô tô có thể phải gánh các chi phí khoảng 17 triệu đồng (chi trả chi phí lắp camera 5,8 triệu đồng; chi phí truyền dữ liệu 1,2 triệu đồng, chi phí thải bỏ camera 5 triệu đồng, chi phí để tháo dỡ camera 5 triệu đồng (đối với các doanh nghiệp đã lắp camera trước đó nhưng không tương thích với yêu cầu truyền dẫn của quy định). Nếu trên cả nước có 200.000 xe khách, xe ô tô đầu kéo, container , chi phí ước tính để doanh nghiệp vận tải phải tuân thủ riêng phần lắp camera là 1.160 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí truyền dẫn dữ liệu hàng tháng vào khoảng 240 tỷ đồng.

“Mục tiêu quản lý của cơ quan nhà nước nhằm giám sát, cảnh báo vi phạm đối với tài xế , đảm bảo an toàn giao thông. Nhưng phân tích vào từng mục tiêu thì thấy rằng: camera lắp trên xe có thể giám sát hành vi của lái xe nhưng chỉ là hình ảnh tĩnh không phản ánh chính xác hành vi của tài xế. Ngoài ra, yếu tố hình ảnh của hành khách thuộc về quyền hình ảnh riêng tư chưa được bảo vệ một cách hợp lý trong các quy định liên quan. Trong khi đây lại là vấn đề quan trọng mà các quốc gia trên thế giới quan tâm khi quy định về lắp camera trên xe ô tô vận tải hành khách”, ông Tuấn cho biết.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá, quy trình soạn thảo thông tư thường khép kín trong một bộ, trong khi nhiều vấn đề lại liên quan giữa các bộ ngành. Thông tư vô cùng quan trọng vì trực tiếp ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Nếu làm tốt sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, còn không sẽ trở thành “ngược đãi”.

Ngoài ra, còn nhiều quy định gây khó khăn cho DN như nghị định về xuất khẩu gạo. Sau hơn ba năm bãi bỏ điều kiện về diện tích tối thiểu của kho chuyên dùng, công suất tối thiểu của cơ sở xay, xát hoặc chế biến thóc gạo tại Nghị định số 107/2018, mới đây Bộ Công Thương đang đề xuất quay trở lại quy định về điều kiện kinh doanh này với mục tiêu “tiêu chuẩn hóa đối với việc đầu tư cơ sở hạ tầng đầu vào nhằm đảm bảo sự đồng bộ hóa về năng lực chế biến của cả ngành”, “tạo cơ sở cho các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo sẵn sàng đáp ứng các quy định về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc của các thị trường nhập khẩu”.

Báo động chất lượng thông tư, công văn “hành” DN

Một trong những điểm báo động được VCCI phản ánh là chất lượng thông tư, công văn - 2 dạng văn bản liên quan sát sườn đến hoạt động của doanh nghiệp. Hiện quy định tại nhiều thông tư vẫn còn tình trạng chưa rõ ràng, thiếu thống nhất, chưa hợp lý và khả thi. Mặc dù, những quy định này tưởng là “nhỏ” nhưng do liên quan đến hoạt động hàng ngày, thường xuyên của doanh nghiệp, nên trở thành rào cản, gây khó khăn đáng kể cho doanh nghiệp.

Gánh nặng thông tư 'đè' doanh nghiệp - Ảnh 5.

Quy định yêu cầu lắp camera giám sát khiến doanh nghiệp phải gánh thêm nhiều chi phí ảnh minh hoạ

Ngoài ra, quy trình ban hành thông tư chủ yếu thực hiện giữa các đơn vị chuyên môn của bộ. Mặc dù, trong quá trình soạn thảo, các bộ phải lấy ý kiến đối với đối tượng chịu tác động và có giải trình tiếp thu, nhưng ban soạn thảo, đơn vị thẩm định, người có thẩm quyền ký ban hành đều là của bộ. Nếu so với quy trình ban hành nghị định, luật, pháp lệnh, mức độ kiểm soát về chất lượng và tính minh bạch trong quy trình ban hành thông tư sẽ hạn chế hơn.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá, quy trình soạn thảo thông tư thường khép kín trong một bộ, trong khi nhiều vấn đề lại liên quan giữa các bộ ngành. Thông tư vô cùng quan trọng vì trực tiếp ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Nếu làm tốt sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, còn không sẽ trở thành “ngược đãi”.

Từ 2016 đến 20/7/2020, số lượng thông tư chiếm hơn 68% tổng số lượng văn bản quy phạm pháp luật ban hành. Tính trung bình, mỗi luật (gộp chung luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) có 6,8 nghị định, 1,8 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và có tới 25,8 thông tư, 1,9 Thông tư liên tịch hướng dẫn.

Một trong những ví dụ điển hình của công văn khiến DN điêu đứng là câu chuyện Hiệp hội Sắn Việt Nam kêu cứu Chính phủ vì Công văn số 632 ngày 7/3/2022 chỉ đạo nội bộ Cơ quan Thuế thực hiện các công việc liên quan đến công tác quản lý hoàn thuế. Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, công văn này lấy lí do không tìm được thông tin của DN Trung Quốc nhập khẩu sắn mà không cho hoàn thuế với DN xuất khẩu tinh bột sắn của Việt Nam là không hợp lý. Bởi việc, xuất khẩu tinh bột sắn là có thật, thể hiện qua tờ khai thông quan của hải quan. Nếu áp dụng theo văn bản này, nguy cơ tạo tiền lệ xấu, có thể khiến nhiều ngành nông sản của Việt Nam điêu đứng.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường